Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Tuyệt đối không đi dép tông vào thời điểm này bởi nó không chỉ hại chân mà còn gây nguy hiểm cho cả khuôn mặt

MangYTe - Hẳn rất nhiều người thích đi dép tông (hay còn gọi là dép lào, dép tông lào) vì sự thoải mái. Nhưng không phải bất cứ lúc nào cũng nên đi loại dép này.

Dép xỏ ngón, dép tông vừa nhẹ lại nhiều màu sắc bắt mắt nên được rất nhiều bạn lựa chọn để đi lại hàng ngày. thế nhưng, đã có rất nhiều chuyên gia cảnh báo về tác hại của chúng, không chỉ đối với đôi chân mà còn ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể của bạn.

Dưới đây là những tình huống điển hình bạn không nên mang dép tông:

Đi dạo

Dép tông là nơi thu hút vô số vi sinh vật. Chỉ 30 phút đi dạo trong sân vườn hoặc ngoài đường đã đủ khiến chân bạn bám đầy cáu bẩn. Theo Today Show, có hơn 18.000 loại vi khuẩn cư trú trong một đôi dép tông, bao gồm cả những loại vi khuẩn trong phân chó. Đối với người bị bệnh đái tháo đường, nguy cơ nhiễm trùng sẽ cao hơn, vì vậy đôi dép này đặc biệt nguy hiểm.

Chạy nhảy

Dép tông không phải là lựa chọn đúng đắn cho những trường hợp cần phản xạ nhanh. Tiến sĩ Megan Leahy, Viện Xương khớp Illinois, cho biết: "Dép tông rất dễ bị trượt khỏi bàn chân và kẹt dưới thắng xe hoặc bàn đạp phanh".

Việc đi bộ đường dài, chơi đùa với con trẻ hay đơn giản là chạy khi mang dép tông có thể biến những người nhanh nhẹn nhất thành kẻ có phản xạ vụng về. đôi dép tông chỉ cố định chân bạn bằng quai mỏng hai bên và giữa hai ngón chân. theo một nghiên cứu của đại học auburn năm 2008, dép xỏ ngón sẽ khiến sải chân bạn ngắn hơn và dễ bị trượt chân hơn. tiến sĩ leahy nói: "nguy hiểm hơn, việc thay đổi dáng đi có thể dẫn đến các vấn đề về cột sống, hông, đầu gối và mắt cá chân".

Làm việc trong sân vườn

Những chiếc máy cắt cỏ cực kỳ nguy hiểm với đôi chân. Trừ khi bạn muốn khoe khoang chiến tích bị xén mất hai ngón chân như thế nào, còn không hãy chọn cho mình một đôi giày có thể bao bọc chân an toàn để tránh trường hợp rủi ro.

Nấu ăn

Các chuyên gia an toàn khuyến cáo không nên đi dép tông trong nhà bếp. đó là lý do tại sao mario batali, đầu bếp mỹ nổi tiếng, đi giày trong nhà bếp. nước sôi, những chảo dầu nóng và các vật dụng sắc nhọn trong bếp tiềm ẩn đầy t*i n*n nguy hiểm có thể xảy ra. trước những tình huống xảy ra bất trắc, nếu bạn đi dép tông sẽ phản xạ rất kém, làm tăng nguy cơ tổn thương.

Đi ở nơi đông đúc

Ở nơi đông đúc bạn có thể bị vô ý giẫm đạp lên chân và dép tông "trần trụi" sẽ không thể bảo vệ bạn khỏi lực tác động đó.

Đi dép tông lâu dài có thể khiến bạn gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng:

- Chúng làm bàn chân sụp xuống, ảnh hưởng đến dáng đi và tư thế, điều này có thể dẫn đến sự căng thẳng lớn ở bàn chân và phần còn lại của cơ thể.

- việc mang dép xỏ ngón quá thường xuyên có thể làm đau gót chân, nứt xương, viêm gân và mỏi các cơ...

- Có thể làm tăng tiến triển dị tật bàn chân tiềm ẩn như biến dạng ngón chân cái (bunion) và biến dạng ngón chân (hammertoe) hay dẫn đến tình trạng đau đớn liên quan đến độ lật vào của bàn chân quá mức như đau vòm/gót chân, đau xương cẳng chân/gân chày sau, viêm gân Achilles.

Như Ca (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/song-khoe/tuyet-doi-khong-di-dep-tong-vao-thoi-diem-nay-boi-no-khong-chi-hai-chan-ma-con-gay-nguy-hiem-cho-ca-khuon-mat-2021091222502144.htm)

Tin cùng nội dung

  • Các vị Thuốc dân gian sau kèm các bài Thuốc ứng dụng chữa bệnh đái tháo đường
  • Các bài Thuốc sau hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường kèm các diễn biến mạch máu não, mỡ máu cao,...
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót,
  • Vừa rồi tôi có đọc thông tin Bệnh viện 103 ở Hà Nội ghép tụy thành công, mong Lá thư bác sĩ cho biết ghép như vậy giúp gì cho bệnh nhân tiểu đường. Hoàng Tuấn (Bạc Liêu)
  • Từ sau 45 tuổi, đàn ông có nhiều thay đổi về mặt sức khỏe. Họ ít ốm vặt nhưng lại có nguy cơ mắc các bệnh nặng cao hơn phụ nữ.
  • Thông tin về một nghiên cứu mới của Canada cho rằng stress trong công việc làm tăng gấp đôi nguy cơ phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường đã làm nhiều chị em lo lắng.
  • Theo Đông y, nguyên nhân của bệnh là do uất nhiệt hóa hỏa, làm phần âm của các tạng phủ, (phế, vị, thận, vân vân), bị hao tổn.
  • Từ xưa đến nay, chữa bệnh đái tháo đường bằng ăn uống được coi là cách chữa cơ bản nhất, đó là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ nhằm duy trì lượng đường cần thiết trong máu. Chế độ kiêng khem không có nghĩa chỉ được ăn một vài loại lương thực và thực phẩm mà là lựa chọn thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể.
  • Đau gót chân là trạng thái bệnh lý thường gặp, nhất là ở những người có tuổi và cao tuổi. Bệnh phát sinh chủ yếu do xương gót bị thoái hóa mọc gai xương, viêm bao hoạt dịch phần gót, viêm lớp đệm xương gót, viêm xung quanh gân cơ gót, viêm màng gân cơ bàn chân..., được biểu hiện bằng triệu chứng đau nhức ở gót chân với các mức độ khác nhau, đặc biệt là khi đột ngột đứng dậy, khi đi lại nhiều, ngồi nghỉ thì đỡ đau.
  • Xét nghiệm dung nạp đường huyết, được sử dụng để chẩn đoán bệnh đái tháo đường týp 2, hoặc tình trạng rối loạn dung nạp đường huyết, tình trạng có thể dẫn đến bệnh đái tháo đường.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY