Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Ứng phó sang chấn tâm lý do Covid-19

(HNM) - Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm S*nh l* của người dân, nhất là người cao tuổi, học sinh, sinh viên, trẻ nhỏ. Nhiều người vì bị mắc bệnh hoặc sợ bị mắc bệnh, gặp khó khăn về kinh tế, ít được giao tiếp…, nên rơi vào lo âu, thậm chí là rối loạn cảm xúc, trầm cảm, hoang tưởng...

(HNM) - Thời gian qua, đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và tâm S*nh l* của người dân, nhất là người cao tuổi, học sinh, sinh viên, trẻ nhỏ. Nhiều người vì bị mắc bệnh hoặc sợ bị mắc bệnh, gặp khó khăn về kinh tế, ít được giao tiếp…, nên rơi vào lo âu, thậm chí là rối loạn cảm xúc, trầm cảm, hoang tưởng...

Do đó, các đơn vị, cơ quan chức năng đã cảnh báo về hiện tượng sang chấn tâm lý do dịch bệnh, đồng thời triển khai các giải pháp giúp người dân - đặc biệt là các đối tượng dễ bị tổn thương - ứng phó hiệu quả, kịp thời.

Ảnh: Dung Vũ

Những yếu tố gây lo âu, trầm cảm

Bà Nguyễn Thị P. ở xã Liên Ninh (huyện Thanh Trì) bị nhiễm Covid-19 từ ngày 27-7 và đã được ra viện sau 10 ngày điều trị. Tuy nhiên, sau khi ra viện, bà P. lo âu, mất ngủ, khóc lóc và luôn bị ám ảnh người thân, họ hàng đều bị nhiễm Covid-19. Bà P. đã đến khám tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội trong trạng thái hoang tưởng.

Trường hợp bà l.t.x ở huyện phúc thọ cũng là nạn nhân của việc lo lắng quá mức khi dịch bệnh xảy ra vì tự dằn vặt, cho mình là gánh nặng của con cái bởi không có lương hưu... đến bệnh viện tâm thần hà nội khám, bà được bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh rối loạn lo âu lan tỏa, điều trị theo liệu pháp tâm lý và liệu pháp hóa dược. sau 30 ngày điều trị, tình trạng bệnh dần ổn định nên được ra viện và tiếp tục uống thu*c theo đơn.

Hồi đầu tháng 8-2021, n.t.t. 21 tuổi, nữ sinh viên thuê trọ tại quận cầu giấy đã đăng ký tư vấn tâm lý qua nhóm dự án tham vấn tâm lý miễn phí: "dr. psy cùng việt nam chiến thắng đại dịch". t. bị trầm cảm ở mức độ nặng với việc mất ngủ, bỏ ăn, hoang tưởng bị bạn bè ghét bỏ, luôn sống khép kín và khóc một mình. nguyên nhân là t. tiếp xúc với ca bệnh f0, phải đi cách ly tập trung 15 ngày. nỗi lo sợ bị nhiễm covid-19 khiến t. có ý định t* t* trong nhà vệ sinh ở khu cách ly. sau khi làm theo hướng dẫn, t. đã dần thay đổi tích cực như chạy bộ tập thể dục, trồng cây và tự làm bánh...

Theo thống kê của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em 111, từ tháng 5-2021 đến nay, có 459 trẻ em và phụ huynh điện thoại đến tổng đài, trong đó có 93 cuộc gọi mong muốn được hỗ trợ, chăm sóc tâm lý cho trẻ em do ảnh hưởng bởi dịch covid-19. điển hình, một phụ huynh ở quận thanh xuân cần sự trợ giúp khi con trai 7 tuổi ở nhà nhiều, nên gần đây la hét đòi đi chơi, hay cáu gắt, không hợp tác với bố mẹ. gia đình chị lo lắng con mình bị thần kinh, hoang tưởng. tuy nhiên, sau khi được tư vấn, gia đình chị đã làm theo lời khuyên của chuyên gia, nói chuyện, chia sẻ với con nhiều hơn, và hiện tình hình của cháu bé đã khả quan hơn nhiều.

Kết hợp nhiều biện pháp

Chuyên gia tâm lý nguyễn hoàng, trưởng nhóm dự án tham vấn tâm lý miễn phí "dr. psy cùng việt nam chiến thắng đại dịch" cho biết, mỗi ngày nhóm nhận được 100-200 lượt người đăng ký tư vấn, chủ yếu là những người có biểu hiện trầm cảm, lo âu... do ảnh hưởng của dịch bệnh. từ ngày 15-8 đến nay, 54 bác sĩ, chuyên gia tâm lý và cố vấn chuyên môn của dự án đã tham gia tư vấn, chữa trị cho gần 2.800 người. đa số các trường hợp sau khi nhận tư vấn, chia sẻ và thực hiện các bài tập rèn luyện sức khỏe đã vượt qua được trở ngại tâm lý của bản thân.

Còn theo bác sĩ lê thúy, trưởng khoa người cao tuổi, bệnh viện tâm thần hà nội, dịch covid-19 là yếu tố thuận lợi khiến các triệu chứng bệnh ở người hay lo âu tăng nặng. do đó, cần kết hợp cả hai liệu pháp là liệu pháp tâm lý nâng đỡ, nhận thức hành vi và liệu pháp hóa dược, kê các loại thu*c chống trầm cảm, lo âu. việc kết hợp này là phác đồ điều trị khả thi để đưa bệnh nhân trở lại bình thường.

Cung cấp thêm thông tin, Thạc sĩ, bác sĩ Trần Quyết Thắng, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Hà Nội cho biết, từ đầu năm 2021 đến nay, bệnh viện tiếp nhận hơn 70 người bị rối loạn sức khỏe tâm thần liên quan đến dịch Covid-19.

Bác sĩ Trần Quyết Thắng khuyến cáo, khi người thân có biểu hiện khó ngủ, gặp ác mộng, mệt mỏi, lo âu..., gia đình cần đưa đi khám bệnh ngay để sớm được điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và can thiệp bằng các biện pháp tâm lý, tránh để rơi vào trạng thái trầm cảm, mắc bệnh lý tâm thần. Khi trẻ có biểu hiện bất thường, cha mẹ nên bình tĩnh tìm giải pháp để có phương án ứng phó, xử lý tối ưu...

Cũng về vấn đề trẻ em bị sang chấn tâm lý, phó cục trưởng cục trẻ em (bộ lao động - thương binh và xã hội) nguyễn thị nga cho biết, cục đã triển khai mạng lưới dịch vụ hỗ trợ bảo vệ trẻ em trong dịch covid-19. trong đó, mở rộng dịch vụ tư vấn của tổng đài 111, tổ chức các buổi tập huấn, hướng dẫn trực tuyến để cung cấp kiến thức, kỹ năng bảo vệ trẻ, chăm sóc trẻ trong dịch bệnh. cục cũng kết nối với các sở lao động - thương binh và xã hội, hội bảo vệ quyền trẻ em việt nam hình thành mạng lưới hỗ trợ tâm lý cho trẻ em.

Mạng Y Tế
Nguồn: Hà Nội Mới (http://hanoimoi.com.vn/tin-tuc/Suc-khoe/1013188/ung-pho-sang-chan-tam-ly-do-covid-19)

Tin cùng nội dung

  • Hóa ra chính áp lực từ học tập đã khiến bé... phát bệnh và phải điều trị tâm lý
  • Đừng quá mong chờ ở những gì nửa kia làm cho mình, không đặt nhiều kỳ vọng vào ai mà chỉ đơn giản là quan tâm đến người khác với một tâm trí cởi mở.
  • Cùng với sự gia tăng các bệnh thực thể, các rối loạn tâm lý cũng là “bạn đồng hành” của người cao tuổi (NCT), trong đó thường gặp là trầm cảm và lo âu. Một nghiên cứu mới đây tại Viện Lão khoa Việt Nam cho thấy,
  • “Ngày càng nhiều trẻ em hoặc gia đình gọi điện đến đường dây tư vấn về áp lực học hành, thi cử ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống”.
  • Tuổi mới lớn là thời gian có rất nhiều biến động trong tâm hồn cũng như hình thể của trẻ. Trẻ sẽ có những phản ứng mà bạn không ngờ tới.
  • Nỗi buồn hiếm con thường khiến các cặp vợ chồng cảm thấy thất vọng, chán nản. Thay vì im lặng, hãy mở lòng chia sẻ với bạn đời để tìm cách tháo gỡ vấn đề.
  • Thời điểm hiện tại, hai BV Nhi đồng tại TP.HCM đang phải tiếp đón một lượng lớn trẻ khám tâm lý. Lịch hẹn khám trong tháng 6 và tháng 7 cũng đã kín.
  • Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
  • Chào Mangyte, Em nghe nói BV Đại học Y dược có phòng khám Tâm lý và Chăm sóc giảm nhẹ không biết có đúng không? Em muốn hỏi, bệnh nhân có triệu chứng rối loạn hành vi như tự làm đau bản thân có thể đến khám tại phòng khám Tâm lý không? Em có thể hẹn trước lịch khám không? Em cám ơn rất nhiều. (Nguyễn Thị Thanh Hoa - Quận 6, TPHCM)
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY