Tâm lý hôm nay

Bệnh không rõ nguyên nhân - Dấu hiệu rối loạn tâm lý

Khoa tâm lý BV Nhi Đồng 1 tiếp nhận những trẻ có biểu hiện bất thường về thể chất nhưng không tìm thấy nguyên nhân y khoa như: đau bụng, nhức đầu, khó thở...
Đó chính là những triệu chứng của một dạng rối loạn tâm lý do khó khăn trong học tập, có vấn đề với gia đình, bạn bè, thầy cô, do những lo lắng của tuổi dậy thì...

Hai trường hợp điển hình
Một nữ sinh 11 tuổi, đang học lớp sáu, có những cơn đau đầu từ một năm nay, đã đi khám thần kinh và uống Thu*c nhưng không thuyên giảm. Sau đó em được nhập viện Nhi Đồng 1 để theo dõi. Từ năm lớp sáu, em gặp nhiều chuyển biến như thay đổi trường học, thay đổi bạn bè, cách học cũng khác: mỗi môn một giáo viên, các môn học nhiều hơn, khó hơn... Ba mẹ em khá bận rộn với công việc, cứ thấy con học sút môn nào là cho con tăng cường học thêm. Cô bé tâm sự: “Con chỉ biết có học, sáng mở mắt là học, học suốt ngày đến tối khuya, nhiều đêm con còn nằm mơ làm bài không được nên bị cô phạt!” Một nam sinh 15 tuổi, học lớp 10, bị đau bụng từng cơn từ ba tháng nay, đã khám tiêu hoá và uống Thu*c nhưng không giảm. Em được chuyển đến khám tâm lý. Một thời gian sau, khi đã tin tưởng ở chuyên viên tâm lý, em mạnh dạn thổ lộ là em nghi ngờ mình là con nuôi theo lời vài người hàng xóm. Em thấy mình bị bỏ rơi và bị lừa dối, nên mất tin tưởng vào cuộc sống. Tuy nhiên, em không nói được với ba mẹ điều này vì sợ ba mẹ buồn. Từ đó em bắt đầu có cơn đau bụng kéo dài đến ngày nhập viện.
Cần điều trị tâm lý phối hợp y khoa
Hai trường hợp trên được gọi là rối loạn tâm lý dạng cơ thể. Ngoài những biểu hiện như đã nói ở đầu bài, rối loạn dạng cơ thể còn có triệu chứng khác: rối loạn nghi bệnh (bệnh nhân thường than phiền đang mắc phải bệnh nan y cần được điều trị và không tin tưởng vào kết luận của bác sĩ); bệnh nhân đau rất nhiều mặc dù không tìm thấy tổn thương thực thể, dùng Thu*c giảm đau vẫn không hết; rối loạn sợ biến dạng cơ thể (bệnh nhân thường bận tâm quá đáng vào các khuyết điểm của cơ thể do tưởng tượng hoặc từ một khiếm khuyết nhỏ). Khi các trẻ vị thành niên có những triệu chứng như trên, trẻ cần được khám và điều trị tâm lý phối hợp với điều trị y khoa. Mangyte.vn
Theo SGTT
Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-benh-khong-ro-nguyen-nhan-dau-hieu-roi-loan-tam-ly-2193.html)

Chủ đề liên quan:

rối loạn rối loạn tâm lý tâm lý

Tin cùng nội dung

  • Theo Đông y, ngải cau có vị cay, tính ấm, vào kinh thận, tác dụng ôn bổ thận khí, tráng dương, ôn trung, táo thấp, tán ứ, trừ hàn thấp, mạnh gân cốt.Cây ngải cau còn có tên là tiên mao, cồ nốc lan, sâm cau, tại một số địa phương vùng cao bà con gọi là soọng ca, thài léng,… thuộc họ tỏi voi lùn. Là loại cây thảo, sống lâu năm, cao 20 - 30cm hay hơn.
  • Rối loạn tăng động là bệnh lý thường gặp, chiếm tỉ lệ từ 3 - 6% ở trẻ em. Bệnh khởi phát sớm và thường gặp nhiều hơn ở các bé trai.
  • Bệnh teo đa hệ thống (multiple system atrophy - MSA) là một bệnh thoái hóa thần kinh, tăng tiến dần với các triệu chứng của parkinson, thất điều tiểu não, suy giảm chức năng thực vật, rối loạn chức năng niệu – Sinh d*c, và bệnh lý của bó vỏ gai.
  • Tim thường đập theo nhịp với chu kỳ không đổi. Rối loạn nhịp tim là sự thay đổi ở nhịp tim. Rối loạn nhịp có nghĩa là tim đập nhanh hoặc chậm quá mức. Rối loạn nhịp cũng có thể có nghĩa là tim đập không đúng chu kỳ (không đều) vì mất nhịp hay có thêm nhịp phụ.
  • Thỉnh thoảng chúng ta có thói quen kiểm tra tỉ mỉ mọi việc. Ví dụ, bạn có thể kiểm tra lại để đảm bảo mình đã tắt bếp điện hay bàn ủi trước khi ra khỏi nhà. Nhưng những người bị rối loạn ám ảnh cưỡng bức (OCD) cảm thấy cần kiểm tra mọi việc lặp đi lặp lại, hoặc có những ý nghĩ hay thực hiện những quy trình và nghi thức lặp đi lặp lại.
  • Lo âu là một phản ứng bình thường để đối phó với căng thẳng và thực sự có thể có ích trong một số hoàn cảnh. Tuy nhiên, đối với một số người, sự lo lắng có thể trở thành quá mức. Mặc dù những người lo âu có thể nhận ra họ đang lo quá mức cần thiết, họ cũng có thể gặp khó khăn trong việc kiểm soát lo âu, và điều đó có thể ảnh hưởng tiêu cực tới sinh hoạt hàng ngày của họ
  • Rối loạn lưỡng cực, còn được biết đến với tên gọi rối loạn cảm xúc lưỡng cực hay bệnh lý hưng-trầm cảm, là một rối loạn của não bộ gây ra những biến đổi bất thường về cảm xúc, sinh lực, mức độ hoạt động và khả năng thực hiện những sinh hoạt thường nhật
  • Chế độ ăn BRAT bao gồm chuối, gạo, sốt táo và bánh mì nướng. Chế độ ăn BRAT giúp ích cho trường hợp rối loạn dạ dày, nôn mửa hoặc tiêu chảy. Áp dụng cho cả người lớn và trẻ nhỏ.
  • Trị liệu và tư vấn tâm lý là phương pháp chữa bệnh nhằm mục đích cải thiện sức khoẻ tâm thần cho những bênh nhân bị rối loạn tâm thần hay những người đang gặp vấn đề về tâm lý hoặc hành vi. Với bệnh nhân tâm thần đang được chữa trị bằng Thu*c, trị liệu tâm lý giúp hỗ trợ kết quả điều trị.
  • Rối loạn tăng động giảm chú ý (Attention-deficit/hyperactivity disorder: ADHD) là một rối loạn mạn tính ảnh hưởng đến hàng triệu trẻ và thường tồn tại đến tận tuổi trưởng thành. ADHD bao gồm một phức hợp các vấn đề chẳng hạn như khó khăn trong việc duy trì sự tập trung, tăng động (hiếu động thái quá) và có hành vi bốc đồng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY