Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Ung thư không cần hóa trị: Cuộc cách mạng thầm lặng

Khi phát hiện bị ung thư, nữ bác sĩ da liễu 46 tuổi đã rất lo lắng về việc phải hóa trị. Nhưng không, hóa ra cô không cần làm vậy.

Bác sĩ da liễu Seema Doshi, sống ở ngoại ô Boston của Franklin, đã vô cùng sốc và hoảng sợ khi phát hiện một khối u trong vú của cô được xác nhận là ung thư. Khi đó cô 46 tuổi.

"Điều đó đã làm rung chuyển thế giới của tôi. Tôi đã nghĩ mình phải hóa trị rồi", nữ bác sĩ cho biết.

Nhưng không, hóa ra cô không cần làm vậy.

Bác sĩ Eric Winer thuộc Viện Ung thư Dana-Farber ở Boston đã cho cô một tin vui: Xét nghiệm di truyền về khối u của cô cho thấy hóa trị không có tác dụng đáng kể, liệu pháp nội tiết tố để loại bỏ lượng estrogen phù hợp hơn với cô.

Nhưng BS Doshi lại lo lắng việc từ bỏ hóa trị liệu có khiến bệnh của cô tái phát không? Liệu hóa trị có cải thiện được bệnh trạng của cô không?

Cô cũng được gợi ý cách điều trị thứ 2 là phẫu thuật bóc tách toàn bộ hạch bạch huyết, sau đó hóa trị. Theo bác sĩ đưa ra phương pháp này thì đây là phương pháp điều trị "rất tích cực".

Sau cuộc thảo luận với 4 chuyên gia khác - những người khuyến nghị không nên hóa trị - cuối cùng, cô chọn không hóa trị.

Bác sĩ da liễu Seema Doshi phát hiện ung thư vú năm 46 tuổi.

Cuộc đấu tranh của BS Doshi phản ánh những gì mà chính các bác sĩ điều trị ung thư phải trải qua: Cần can đảm để "rút lui" khỏi hóa trị.

Không hóa trị - cuộc cách mạng thầm lặng trong điều trị ung thư

Seema Doshi là người được hưởng lợi từ một cuộc cách mạng thầm lặng trong điều trị ung thư vú với mục tiêu là giảm số bệnh nhân phải thực hiện hóa trị.

Tiến sĩ Gabriel Hortobagyi, chuyên gia về ung thư vú tại Trung tâm Ung thư MD Anderson ở Houston, cho biết hóa trị trong nhiều thập kỷ được coi là "quy luật" để điều trị ung thư vú và các bệnh ung thư khác. Nhưng dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau cho thấy phương pháp này đang dần trở nên không phù hợp với nhiều bệnh nhân ung thư.

Trung tâm Ung thư MD Anderson là Viện chuyên điều trị ung thư và ghi nhận các trường hợp đủ loại ung thư khác nhau trong suốt hơn 7 thập kỷ qua. Đây được xem là một trong những Viện ung thư lớn nhất thế giới. Trung tâm Ung thư MD Anderson liên tục nằm trong danh sách các bệnh viện hanngf đầu về chăm sóc ung thư kể từ khi US News & World Report bắt đầu cuộc khảo sát về chất lượng các bệnh viện trên toàn nước Mỹ.

Các xét nghiệm di truyền có thể tiết lộ liệu hóa trị liệu có mang lại lợi ích hay không. Đối với nhiều người, có những lựa chọn điều trị khác tốt hơn là hóa trị, chẳng hạn như dùng Thu*c chẹn estrogen và Thu*c tiêu diệt ung thư bằng cách tấn công các protein cụ thể trên bề mặt của khối u. Và ngày càng có nhiều bác sĩ ung thư sẵn sàng bỏ qua các phương pháp điều trị vô ích.

Phương pháp điều trị khiến bệnh nhân ung thư rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi... Ảnh Matt Roth/New York Times

Kết quả, mỗi năm có tới hàng nghìn người không cần trải qua điều trị hóa trị đáng sợ - phương pháp điều trị khiến bệnh nhân ung thư rụng tóc, buồn nôn, mệt mỏi và có khả năng gây tổn thương vĩnh viễn cho tim và các dây thần kinh ở bàn tay và bàn chân.

Việc giảm thiểu điều trị bằng hóa trị cũng đang diễn ra đối với một số bệnh ung thư khác, bao gồm ung thư phổi, nguyên nhân phổ biến nhất gây Tu vong do ung thư ở Mỹ, giết ch*t hơn 69.000 người Mỹ mỗi năm (ung thư vú đứng thứ hai, giết ch*t 43.000 người).

Tuy nhiên, cơ hội điều trị không hóa trị với bệnh nhân ung thư thường phụ thuộc vào bệnh viện và bác sĩ điều trị cho họ. Đối với một số bệnh nhân may mắn, việc điều trị của họ dù có phải hóa trị thì bác sĩ cũng thường kê ít Thu*c với thời gian ngắn hơn.

Ung thư không hóa trị - đó là một thế giới hoàn toàn khác.

Tiến sĩ Lisa Carey, một chuyên gia về ung thư vú tại Đại học Bắc Carolina

Tiến sĩ Robert Vonderheide, một chuyên gia về ung thư phổi tại Đại học Pennsylvania, nhớ lại những ngày đầu mới hành nghề, khoảng 20 năm trước. Ông kể lại: Chủ đề hội chẩn khi ấy là 'Nên cho bệnh nhân dùng hai hay ba loại hóa trị? Thậm chí, các nhà khoa học còn thử nghiệm lâm sàng xem 4 liệu trình hóa trị có hiệu quả hơn hay không. Giờ thì chúng tôi có thể gặp bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối và chỉ định 'Không hóa trị'".

Hướng dẫn điều trị ung thư vú do Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ ban hành cách đây 30 năm rất khắc nghiệt: hóa trị cho khoảng 95% bệnh nhân ung thư vú.

"Phá vỡ" phương pháp điều trị ung thư vú truyền thống

Hướng dẫn điều trị ung thư vú do Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ ban hành cách đây 30 năm rất khắc nghiệt: hóa trị cho khoảng 95% bệnh nhân ung thư vú.

Sự thay đổi bắt đầu cách đây 15 năm, khi loại Thu*c đích (trong điều trị nhắm mục tiêu hay nhắm trúng đích) đầu tiên điều trị cho bệnh ung thư vú, Herceptin, được chấp thuận. Khoảng 30% bệnh nhân có một loại protein đặc biệt trên bề mặt khối u được điều trị bằng phương pháp này.

Tiến sĩ Hortobagyi cho biết: Nó được dùng song song với hóa trị, giảm nguy cơ tái phát và Tu vong vì ung thư vú xuống còn một nửa.

"Trong một số nghiên cứu, Herceptin và một loại Thu*c đích khác thậm chí còn được sử dụng mà không cần hóa trị và mang lại lợi ích đáng kể", ông nói thêm.

Nhưng việc thay đổi liệu pháp điều trị ung thư không hề dễ dàng. Tiến sĩ Hortobagyi nhận định kê giảm lượng Thu*c điều trị cũng là quyết định "đáng sợ". Việc điều trị bằng nhiều phương pháp cùng lúc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.

Nhưng nhiều năm trôi qua, ngày càng nhiều bác sĩ ung thư quan tâm đến các nghiên cứu và các loại Thu*c mới.

Qua nhiều năm, phương pháp điều trị bằng hóa trị đã có những thay đổi. Một nghiên cứu trên gần 3.000 phụ nữ được điều trị từ năm 2013 đến năm 2015 cho thấy rằng, việc sử dụng hóa trị trong ung thư vú giai đoạn đầu đã giảm từ 26% xuống 14%. Số bệnh nhân ung thư hạch bạch huyết được chỉ định hóa trị giảm từ 81% xuống còn 64%.

Theo nghiên cứu gần hơn, thực hiện trên hơn 500 phụ nữ từ 60 tuổi trở lên, số người được hóa trị trong giai đoạn 2012-2019 giảm từ 35% xuống còn 19%.

Không hóa trị, một số bệnh nhân ung thư nhận được kết quả điều trị tích cực. Ảnh Gretchen Ertl/New York Times

Hiện có ít nhất 14 loại Thu*c đích điều trị ung thư vú trên thị trường - ba loại mới được phê duyệt vào năm ngoái - với hàng chục loại khác đang được thử nghiệm lâm sàng và hàng trăm loại đang được phát triển ban đầu.

Không hóa trị, một số bệnh nhân ung thư nhận được kết quả điều trị tích cực, chẳng hạn như: Từ chỗ chỉ còn sống thêm được khoảng 20 tháng năm 1990, đến nay thời gian sống sót trung bình của những phụ nữ bị ung thư vú di căn đủ điều kiện sử dụng Herceptin đã tăng lên khoảng 57 tháng. Với những loại Thu*c cải tiến hơn nữa thì thời gian này sẽ còn tăng lên. Đối với những phụ nữ có khối u liên quan đến estrogen, thời gian sống trung bình tăng từ khoảng 24 tháng trong những năm 1970 lên gần 64 tháng ngày nay.

Tỷ lệ sống còn tăng gấp ba lần đối với bệnh nhân phổi

Khi bác sĩ Roy Herbst ở Đại học Yale bắt đầu điều trị ung thư cách đây khoảng 25 năm, gần như mọi bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đều được hóa trị.

Ông cho biết, bệnh nhân thực hiện hóa trị chắc chắn có tác dụng phụ. Và mặc dù được hóa trị, khối u của hầu hết bệnh nhân vẫn tiếp tục phát triển và lan rộng. Số bệnh nhân của ông sống sót 1 năm chưa đến 50%, tỷ lệ sống sót sau 5 năm chỉ là 5-10%.

Tỷ lệ này không có nhiều thay đổi cho đến năm 2010 - khi các liệu pháp điều trị nhắm mục tiêu xuất hiện. Hiện có 9 loại Thu*c đích dành cho bệnh nhân ung thư phổi, 3 trong số đó được phê duyệt từ tháng 5 năm nay. Khoảng 1/3 bệnh nhân ung thư phổi có thể được điều trị duy nhất các loại Thu*c này và hơn một nửa số bệnh nhân bắt đầu điều trị bằng Thu*c đích cách đây 5 năm vẫn còn sống. Tỷ lệ sống sót sau 5 năm của bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối hiện nay là 30%.

Theo NYTimes

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/ung-thu-khong-can-hoa-tri-cuoc-cach-mang-tham-lang-20210929131525858.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY