Dừa là loại trái cây quen thuộc ở nhiều nước miền nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Không chỉ là thức uống được nhiều người yêu thích vì tính mát, ngọt dịu mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe.
"Nước dừa là một món quà mà Thượng đế đã ban tặng cho con người. Một quả dừa, từ phần cùi cho đến phần nước đều tốt cho sức khỏe", chuyên gia dinh dưỡng Lauren Richer đến từ Canada cho biết.
Do đặc tính dồi dào vitamin, khoáng chất và các chất dinh dưỡng khác như acid lauric, chloride, sắt, kali, magiê, canxi, natri, phospho… nước dừa giúp bổ sung và nâng cao mức năng lượng (có thể là năng lượng tối ưu) của cơ thể.
Một ly nước dừa không đường trung bình có khoảng 44 calo, 0,5 gram protein, khoảng 10 gram carbohydrate và 9,6 gram đường, không có chất béo.
Ưu điểm: Nước dừa có khoảng 400 mg kali/ly. Lượng kali này cũng nhiều tương đương hàm lượng kali có trong một quả chuối. Mỗi ly nước dừa còn chứa 15 mg magiê và 24 mg vitamin C. Do đó, chỉ cần uống khoảng 3 ly nước dừa là đủ cung cấp nhu cầu vitamin C của cơ thể mỗi ngày.
Nhược điểm: Nước dừa có đường, mặc dù bạn cảm thấy nước dừa không ngọt. Đây là đường tự nhiên. Một ly nước dừa chứa 9,6 gram đường, lượng đường này chiếm 30% lượng đường mà cơ thể được phép hấp thụ tối đa một ngày.
Nhiều người cho rằng nước dừa vừa bổ dưỡng vừa vô trùng, không có hóa chất độc hại nên có thể uống nhiều trong một ngày, thậm chí thay thế một phần lượng nước uống hằng ngày bằng nước dừa. Nước dừa có thực sự tốt cho sức khỏe nếu uống nhiều một lúc và uống mỗi ngày?
Theo Livestrong, bạn uống một hoặc hai ly nước dừa mỗi ngày là không có gì nguy hiểm, trừ khi bạn bị dị ứng. Nhưng bạn vẫn phải lưu ý về hàm lượng calo, đường và kali mà cơ thể cho phép dung nạp hàng ngày.
Nước dừa là giải pháp bổ sung lượng nước và chất khoáng mất đi trong các hoạt động thể chất. Nhưng bạn không nên uống một lượng nước dừa quá nhiều sau khi cơ thể đổ nhiều mồ hôi, vì sẽ dẫn đến tình trạng mất cân bằng điện giải rất nguy hiểm.
Bạn không nên uống nước dừa vào buổi tối vì đây là thời điểm cơ thể mệt mỏi, cần được nghỉ ngơi. Nếu uống nước dừa vào thời điểm này, đặc biệt là nước dừa lạnh, cơ thể có thể bị lạnh, dễ mắc bệnh, gân cốt rã rời và cảm thấy đuối sức.
Thời điểm uống nước dừa thích hợp nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa để cân bằng 2 yếu tố âm – dương trong cơ thể.
* Theo Livestrong, Women's Health Mag
Chủ đề liên quan:
bộ y tế ra thông báo khẩn đặc biệt Hoàng Hương lưu ý khi uống nước dừa nắng nóng ngày nắng ngày nắng nóng nguy hiểm những bệnh không uống nước dừa những ngày những ngày nắng nóng nước dừa nước dừa chữa bệnh uống nước uống nước dừa uống nước dừa đúng cách uống nước dừa hàng ngày có tốt không uống nước dừa vào buổi sáng