Nước dừa là loại nước uống tự nhiên có tác dụng giải nhiệt vào mùa hè rất tốt. Đây là loại nước được sử dụng làm đồ uống phổ biến ở các nước nhiệt đới.
Trong nước dừa chứa nhiều vitamin, khoáng chất như kali, canxi, chloride có tác dụng bồi dưỡng cơ thể. Theo Đông y, nước dừa có tính hàn, tác dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể.
Ảnh minh họa.Không chỉ làm nước giải khát, nước dừa còn được sử dụng để điều trị bệnh trong một số trường hợp.
Ví dụ như nước dừa có thể dùng để làm dịch truyền tại một số nước không có sẵn nước muối y khoa. Thông thường, nước dừa có thể dùng để làm nước điện giải trong trường hợp bị mất nước...
Tuy nước dừa rất bổ dưỡng nhưng nếu lạm dụng sẽ đem lại tác hại cho cơ thể. Những trường hợp lạm dụng nước dừa đem lại kết quả xấu được các nhà khoa học thống kê như sau:
Uống khi đi nắng về dễ ngã bệnh:
Nước dừa dù là thứ nước dùng để giải khát, giải nhiệt nhưng kinh nghiệm dân gian từ xưa đã đúc kết đây không phải loại nước có thể dùng để uống khi đi nắng về.
Trong dân gian có câu: "Đi xa ngoài nắng, về nhà đứng uống nước dừa sẽ "trúng gió". Các triệu chứng thường gặp trong trường hợp này là ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt, thậm chí sốt cao.
Nếu vừa thi đấu thể thao hoặc làm những công việc nặng nhọc, mất sức, nếu vội vã uống nước dừa sẽ làm cho chân tay buồn rũ. giảm sức dẻo dai và phản xạ nhanh nhẹn.
Nếu muốn giải khát bằng nước dừa, cần phải tuân thủ một nguyên tắc là ngồi nghỉ cho cơ thể hồi phục năng lượng, uống nước dừa từng chút một và không uống quá nhiều.
Uống nước dừa vào buổi tối nguy hại đến tính mạng
Buổi tối là thời điểm cơ thể bạn cần được thư giãn, nghỉ ngơi sau một ngày hoạt động mệt mỏi. Nếu bạn uống nước dừa vào buổi tối dễ khiến cơ thể bị lạnh (đặc biệt là uống chung với nước đá).
Ba yếu tố âm cộng lại (nước dừa, nước đá, ban đêm) khiến bạn dễ bị bệnh. Đặc biệt, người tập võ hay đá bóng cũng kỵ dùng nước dừa trước khi thi đấu vì làm cho gân cơ rã rời, không thể chạy nhanh và có sức bền được.
Nên uống nước dừa vào buổi sáng hoặc buổi trưa để phát huy tác dụng (vì buổi sáng và buổi trưa thuộc dương).
Uống quá nhiều nước dừa
Không nên uống quá 1-2 quả dừa mỗi ngày và cũng không nên uống thường xuyên vì có thể gây thừa cân. Uống 2 quả dừa là bạn đã nạp 140 kcal, bằng nửa bát cơm. Bạn sẽ phải đi bộ 45 phút hoặc đạp xe 20 phút để đốt cháy số năng lượng này. Vì thế, nếu đang thừa cân hoặc béo phì, bạn nên giảm kcal ở những món khác khi đã uống nước dừa.
Ngoài ra, cần chú ý lượng đường trong nước dừa. Nguyên tắc, lượng đường ngọt hấp thụ nhanh của mỗi người trong một ngày không được vượt quá 10% năng lượng khẩu phần, khoảng 180-200 kcal. Như vậy, khi đã uống nước dừa, bạn nên hạn chế các loại hoa quả, đồ uống có đường khác.
Trẻ dưới 6 tháng tuổi không được uống nước dừa
Mặc dù nước dừa có nhiều công dụng tốt cho trẻ em. Tuy nhiên do hệ tiêu hóa của bé còn non nớt nên trẻ trên 6 tháng tuổi mới được uống nước dừa. Bắt đầu từ số lượng nhỏ sau đó tăng lên dần. Tuyệt đối không cho bé uống quá nhiều và quá nhanh, trẻ dễ bị đầy hơi, khó tiêu và không tốt hệ tiêu hóa của bé.
Lợi ích từ nước dừa
Ngăn ngừa sỏi thận
Lợi ích tuyệt vời nhất với sức khỏe khi uống dừa là ngăn ngừa nguy cơ sỏi thận rất phổ biến hiện nay. Trên thực tế, sỏi thận xảy ra khi có sự tích tụ của các tinh thể trong thận, vốn cần phải được thải ra ngoài qua nước tiểu. Nghiên cứu chỉ ra nước dừa làm giảm số lượng tinh thể lắng đọng ở thận, ngăn nguy cơ xuất hiện sỏi thận.
Tăng cường sức khỏe tim mạch
Một trái tim khỏe mạnh đến từ chế độ ăn và luyện tập thể dục thường xuyên. Bạn nên thêm nước dừa tươi vào danh sách thực phẩm bởi những nghiên cứu chỉ ra nước dừa giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, giảm nguy cơ đau tim.
Lưu ý nước dừa chứa ít calo nhưng một quả dừa có thể chứa đến 5 g đường do đó bạn không nên uống quá nhiều.
Theo Khỏe & Đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/canh-bao-uong-nuoc-dua-kieu-nay-nguy-hiem-den-tinh-mang-phan-lon-chi-em-mac-phai-d195646.htmlTheo Khỏe & Đẹp