Dinh dưỡng hôm nay

Uống nước ép lựu mỗi ngày tốt cho sức khỏe

Nước ép lựu cải thiện lưu lượng máu và giữ cho các động mạch không trở nên cứng và dày. Nó cũng có thể làm chậm sự phát triển của mảng bám và tích tụ cholesterol trong động mạch.

Theo thông tin từ Sức khỏe đời sống, quả lựu chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ (polyphenol) giúp chống lại sự lão hóa tế bào và còn bảo vệ cơ thể khỏi chứng viêm. Tiêu thụ trái cây này hoặc nước ép của nó hàng ngày giúp bảo vệ sức khỏe của người cao tuổi.

Lựu có tác dụng tốt cho hệ thần kinh

Nước ép lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại nước trái cây khác. Các chất chống oxy hóa trong nước ép và nồng độ cao của chúng được cho là có tác dụng hỗ trợ ngăn chặn sự tiến triển của bệnh Alzheimer và bảo vệ trí nhớ.

Theo một số nghiên cứu, nước ép lựu làm tăng hoạt động của não liên quan đến trí nhớ ở người cao tuổi. Ngoài ra, loại quả này sẽ hạn chế sự hình thành các mảng amyloid, nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer.

Nước ép lựu tốt cho người viêm xương khớp

Nhờ tác dụng chống viêm, nước ép lựu giúp hỗ trợ cải thiện các cơn đau của viêm xương khớp - một tình trạng thường gặp sau tuổi 50. uống nước ép lựu mỗi ngày giúp tăng cường sự bảo vệ các khớp, ngăn ngừa tổn thương sụn và cải thiện tình trạng đau khớp.

Chất flavonoid trong nước ép lựu cũng có tác dụng chống lại sự mất xương gây loãng xương.

Nước ép lựu chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn hầu hết các loại nước trái cây khác.

Các chất trong quả lựu hỗ trợ ngừa tế bào lạ

Các polyphenol chống oxy hóa mạnh mẽ có nhiều trong cùi và nước ép quả lựu bảo vệ bạn trước nguy cơ phát triển một số bệnh ung thư.

Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng, các chất có trong quả lựu hỗ trợ ức chế sự phát triển của các tế bào khối u trong các loại ung thư phụ thuộc vào hormone (như ung thư vú, tuyến tiền liệt)...

Nước ép quả lựu tốt cho tim mạch

Nước ép lựu đang được đánh giá là loại nước ép tốt cho tim mạch. Nhờ tác dụng chống oxy hóa mạnh mẽ, nước ép lựu bảo vệ chống lại các bệnh tim mạch bằng cách hỗ trợ giảm huyết áp và xơ vữa động mạch (lắng đọng lipid trên động mạch) và bằng cách cải thiện lưu thông máu.

Nước ép lựu cải thiện lưu lượng máu và giữ cho các động mạch không trở nên cứng và dày. Nó cũng có thể làm chậm sự phát triển của mảng bám và tích tụ cholesterol trong động mạch. Tuy nhiên, một số chất có trong lựu có thể gây tương tác với Thu*c điều trị tăng huyết áp và cholesterol như statin. Vì vậy, bệnh nhân tim mạch đang được điều trị nên tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng nước ép lựu thường xuyên.

Nước ép lựu giúp cải thiện lưu lượng máu và bảo vệ tim mạch.

Quả lựu - một "vũ khí" hỗ trợ chống lão hóa

Trong 100 g hạt lựu chứa 20 mg vitamin C - một nguồn cung cấp vitamin C lý tưởng. Nước ép của một quả lựu cung cấp hơn 40% nhu cầu vitamin C hàng ngày của bạn. Tuy nhiên, vitamin C có thể bị phân hủy khi được tiệt trùng, vì vậy hãy chọn nước ép lựu tươi để tận dụng tối đa chất dinh dưỡng.

Nước ép lựu cũng có đặc tính chống lão hóa nhờ urolithin A (UA) mà nó chứa. Phân tử này kích thích sản xuất ti thể mới, "nhà máy sản xuất năng lượng" của tế bào. Ngoài vitamin C và vitamin E, nước ép lựu là một nguồn cung cấp folate, kali và vitamin K. Vì vậy, loại quả giàu chất chống gốc tự do này giúp chống lại sự lão hóa của tế bào một cách hiệu quả khi sử dụng thường xuyên.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/uong-nuoc-ep-luu-moi-ngay-tot-cho-suc-khoe-5666676.html)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY