Cơ , Xương , Khớp hôm nay

Uống rượu nhiều coi chừng bệnh gút

Từ thời trẻ, ông N.V.Đ. (53 tuổi, Tây Ninh) đã uống mỗi ngày ít nhất nửa lít rượu đế. Khi những cơn đau cấp của bệnh gút xuất hiện, ông vẫn tiếp tục uống. Cơn đau ngày càng dữ dội khiến ông cảm giác như có ai cầm kim, cầm dao xoáy sâu vào xương tủy. Những ngón tay dần dần co quắp lại...

Bàn chân của một người mắc bệnh gút mạn tính.

Đến lúc này, ông Đ. mới đến khám ở Bệnh viện Chợ Rẫy TP HCM và được chẩn đoán là mắc bệnh gút ở giai đoạn nặng do uống rượu quá nhiều. Hiện ông phải điều trị nội trú tại khoa Nội cơ xương khớp.

Đó là một trong rất nhiều trường hợp mắc gút do bia rượu được phát hiện tại các cơ sở y tế. Tiến sĩ Lê Anh Thư, Trưởng khoa Nội cơ xương khớp Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết, trước đây, bệnh gút được coi là hiếm gặp ở Việt Nam. Nhưng trong những năm gần đây, bệnh này có xu hướng tăng lên rất nhanh. Hiện trung bình mỗi tháng, Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị cho khoảng 20-30 người mắc gút. Trong các bệnh lý về khớp thường gặp tại đây, gút đứng thứ 3 sau thoái hóa khớp và viêm khớp dạng thấp. Đa số bệnh nhân là nam giới độ tuổi 35-60 và từng uống bia, rượu rất nhiều.

Tiến sĩ Thư cũng cho biết, nguyên nhân gây bệnh gút là sự rối loạn chuyển hóa Purine, làm tăng lượng axit uric trong máu. Biểu hiện đặc trưng của bệnh là những đợt viêm cấp ở một khớp (thường gặp nhất là khớp bàn ngón chân cái), xảy ra đột ngột (thường vào nửa đêm về sáng), sưng nóng, tấy đỏ, rất đau. Lúc đầu, bệnh có thể đáp ứng rất tốt với các Thu*c kháng viêm, giảm đau nhưng sau đó tái đi, tái lại cùng với tình trạng viêm đau ngày càng nhiều. Khi chuyển sang mạn tính, sẽ xuất hiện các tophi (cục u) ở vành tai, quanh khớp, gây biến dạng, hạn chế vận động khớp và ảnh hưởng tới thận.

bệnh gút với các biểu hiện lâm sàng dưới đây:

1. Cơn đau khớp gút cấp: Bệnh nhân đột ngột đau dữ dội kèm sưng tấy, nóng, đỏ, xung huyết... ở duy nhất 1 khớp, thường xảy ra về đêm. Triệu chứng viêm khớp tăng tối đa trong 24-48 giờ và kéo dài 3-10 ngày rồi tự khỏi hoàn toàn. Càng về sau, đợt viêm cấp càng kéo dài, không tự khỏi, không thành các cơn điển hình, biểu hiện ở nhiều khớp đối xứng và để lại các di chứng cứng khớp, teo cơ, hạn chế vận động.

2. Sự “im lặng đáng sợ” giữa các cơn viêm khớp gút cấp: Giữa các cơn đau khớp cấp là sự yên lặng. Khoảng cách giữa cơn đau đầu tiên và cơn thứ 2 có thể từ vài tháng đến vài năm, thậm chí hơn 10 năm. Càng về sau, khoảng cách này càng ngắn lại. Khi trở thành mạn tính, các cơn viêm khớp sẽ xảy ra liên tiếp và không khi nào đứt cơn.

3. Viêm khớp gút mạn: Viêm nhiều khớp, có thể đối xứng, biến dạng khớp, teo cơ, cứng khớp... Xuất hiện các u cục (tophi), kích thước từ vài mm đến vài cm, không đau; dưới lớp da mỏng có thể nhìn thấy cặn trắng. Ngoài ra, nhiều bệnh nhân có các biểu hiện toàn thân khác như thiếu máu mạn, suy thận mạn, rối loạn lipit máu, tiểu đường, cao huyết áp, bệnh mạch vành...

Để dự phòng bệnh gút, cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, nhất là những người bị tăng axit uric máu vì theo tiến sĩ Anh Thư, chỉ số axit uric máu càng cao, nguy cơ mắc bệnh gút càng nhiều. Những người này cần kiêng rượu, hạn chế các thức ăn chứa nhiều purine như tim, gan, lá lách, óc, trứng vịt lộn, cá trích, cá hồi, cá mòi. Ngoài ra, cần tránh làm việc quá sức, tránh stress. Đối với người đã mắc gút, cần tuân thủ ngặt nghèo hướng dẫn điều trị của bác sĩ trong ăn uống, sinh hoạt và dùng Thu*c. Không được lạm dụng corticoide vì loại Thu*c này sẽ làm bệnh diễn biến xấu hơn, gây nhiều biến chứng nguy hiểm và khó kiểm soát các bệnh kèm theo.

Người Lao Động

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/suc-khoe/uong-ruou-nhieu-coi-chung-benh-gut-2256376.html)

Chủ đề liên quan:

bệnh gút uống rượu

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, tôi hay bị đau nhức các khớp ngón tay và ngón chân. Cơn đau nhức tăng lên sau khi ăn, nhất là đồ biển.
  • Từ xa xưa, chúng ta thường quan niệm: “Xuân về không rượu chẳng có Xuân”. Nhưng nếu “ vui quá chén” không biết tự bảo vệ sức khỏe sẽ không có được niềm vui trọn vẹn trong dịp tết.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Từ khi chồng tôi bị bệnh gút, khả năng quan hệ giảm hẳn. Xin hỏi bệnh gút có làm suy giảm khả năng T*nh d*c?
  • Ngày nay, bệnh gút có xu hướng tăng nhanh và trẻ hoá thay vì tập trung vào tuổi trung niên như trước đây, kéo theo là nỗi lo bệnh có thể gây suy giảm T*nh d*c.
  • Cùng có triệu chứng sưng, nóng, đỏ, đau tại các khớp nên nhiều bệnh nhân dễ nhầm VKDT với bệnh gút, dẫn tới điều trị không đúng cách, khiến bệnh ngày càng nặng.
  • Thận là một cơ quan có vai trò quan trọng trong bệnh gút. Thực tế điều trị cho thấy thận có thể là yếu tố nguyên nhân gây ra bệnh gút.
  • Bệnh gút (gout, hay bệnh thống phong) là căn bệnh đặc trưng bởi cơn đau dữ dội và bất ngờ, sưng tấy và đau khi ấn lên các khớp xương, thường là khớp ngón chân cái. Bệnh gút, một dạng phức tạp của viêm khớp, có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Đàn ông thường bị nhiều hơn, nhưng phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh sau khi mãn kinh.
  • Nếu bạn thường xuyên uống rượu nhiều hơn giới hạn cho phép, hãy thử những mẹo đơn giản sau nhằm giúp bạn giảm đi điều đó.
  • Nền nhiệt thấp và mưa phùn ẩm, chế độ ăn uống sinh hoạt thả phanh ngày Tết chính là yếu tố khiến nhiều người dễ bị gặp phải những căn bệnh này.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY