Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến chủng Delta (biến thể xuất hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ) đang dần trở thành chủng trội toàn cầu do khả năng lây nhiễm cao và đe dọa nỗ lực chống dịch của nhiều nước.
Trong một báo cáo ngày 29/7, hãng dược Moderna cho biết theo kết quả nghiên cứu trong phòng thí nghiệm thì vaccine của họ có thể giúp cơ thể sản sinh ra kháng thể tương đối tốt để chống lại biến thể Delta.
Nghiên cứu được thực hiện trên mẫu huyết thanh của 8 người tham gia sau. Mẫu huyết thanh được lấy sau 1 tuần họ tiêm liều vaccine COVID-19 thứ 2 của Moderna.
Kết quả cho thấy, vaccine đã tạo ra phản ứng kháng thể chống lại tất cả các biến thể SARS-CoV-2 được thử nghiệm.
Đối với 3 phiên bản của biến thể beta, vaccine moderna kích thích tạo ra kháng thể trung hòa ít hơn 6-8 lần so với các kháng thể được tạo ra chống lại chủng ban đầu. đối với các dòng của biến thể được xác định đầu tiên ở ấn độ bao gồm delta và kappa, các kháng thể được tạo ra chỉ ít hơn từ 3,2 đến 2,1 lần.
Giám đốc điều hành của hãng dược Moderna, ông Stéphane Bancel cho biết: "Những dữ liệu mới này đang khích lệ và củng cố niềm tin của chúng tôi rằng vaccine COVID-19 Moderna vẫn duy trì khả năng bảo vệ chống lại các biến thể mới được phát hiện"
Ngày 29/6, các nhà khoa học Nga cho biết, vaccine Sputnik V có khả năng chống lại biến thể Delta đến 90%. Loại vaccine này của Nga trước đó đã được đánh giá là có hiệu quả 92% đối với chủng virus ban đầu.
Theo ông Denis Logunov, Phó giám đốc Viện Gamaleya của Moscow, nơi phát triển Sputnik V, hiệu quả với biến thể Delta được tính toán dựa trên hồ sơ y tế kỹ thuật của vaccine. Phát biểu tại một cuộc họp báo, ông Logunov cho biết: "Chúng tôi nhận thấy tác dụng của vắc xin có giảm một chút đối với biến thể Delta. Với Sputnik V, con số này vào khoảng 2,6%".
Theo Alexander Gintsburg, giám đốc Viện Gamaleya, các quốc gia trên toàn cầu đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về biến thể Delta.
Theo Reuters
Chủ đề liên quan:
vaccine Moderna