Bạn nên biết hôm nay

Vật nhọn kim loại đâm vào da, xử trí thế nào?

Nếu bị kim tiêm (không rõ nguồn gốc) và vật nhọt đâm rách da, gây chảy máu, thì ngoài tiêm phòng uốn ván, nạn nhân có cần đi xét nghiệm HIV không?
Với những trường hợp này phải xử lý cấp cứu thế nào trước khi đến bệnh viện?

Lê Hải Dương(Quảng Ninh)

Khi bị kim hay vật sắc nhọn đâm vào chân tay gây chảy máu, trước tiên, cần rút các vật trên ra khỏi vết thương của nạn nhân rồi bóp mạnh vết thương để đẩy máu và các chất bẩn ra ngoài. Tiếp theo, rửa vết thương bằng nước sạch và xà phòng rồi sát trùng vết thương bằng cồn hoặc cồn có iốt. Sau đó chuyển bệnh nhân đến cơ quan y tế gần nhất để tiêm phòng uốn ván rồi đến trung tâm điều trị ngoại trú nhiễm HIV hoặc trung tâm Bệnh nhiệt đới để được hướng dẫn cụ thể.

Với vật “gây án”, quan sát vật càng kỹ càng tốt, xem vật đó có cũ, bẩn, gỉ sét hay có dính máu không. Tốt nhất là đem vật gây thương tích đi cùng đến bệnh viện để giúp thầy Thu*c nắm chắc tình trạng bệnh hơn. Thường thì khi bị kim tiêm hay vật có dính máu đâm, nạn nhân sẽ phải làm xét nghiệm tầm soát nhiễm HIV ngay sau khi xảy ra T*i n*n, sau 4-6 tuần, 3 tháng và 6 tháng. Sau 6 tháng, nếu xét nghiệm âm tính thì bệnh nhân không nhiễm HIV do T*i n*n này. Những người này cũng phải tiêm phòng thêm viêm gan b, C.

BS. Nguyễn Văn Tuân

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/vat-nhon-kim-loai-dam-vao-da-xu-tri-the-nao-n135418.html)

Chủ đề liên quan:

kim loại vật nhọn xử trí

Tin cùng nội dung

  • Các bậc phụ huynh rất lo lắng sau khi tiêm phòng lao cho bé thường bị sốt, sưng đỏ, loét ở chỗ tiêm, sưng hạch… và rất lúng túng không biết xử trí như thế nào?
  • Cà độc dược là một vị Thu*c Đông y, chữa được nhiều bệnh lý, tuy vậy khi sử dụng, cần chú ý tuân thủ các hướng dẫn của thầy Thu*c.
  • Cần đi găng tay khi xử trí, trách tiếp xúc trực tiếp với máu của nạn nhân.
  • Phần lớn các trường hợp nạn nhân đều bị rách da, thịt, tổn thương phần mềm. Vậy xử trí như thế nào để bảo đảm yêu cầu?
  • Đối với bệnh nhân có biểu hiện sốc bỏng cần truyền dịch bồi phụ nước và điện giải.
  • Khi nuốt thức ăn, sự phối hợp các chức năng ở họng của người cao tuổi hay bị mất nhịp nhàng, làm cho thức ăn dễ rơi nhầm.
  • (Mangyte) - Nếu không được cấp cứu kịp thời, nạn nhân say nắng hoặc say nóng có thể rơi vào mê sảng, co giật, hôn mê và rất dễ Tu vong
  • (Mangyte) - Trẻ con thường hiếu động nên rất dễ chấn thương mắt. Chấn thương này có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nên cần đặc biệt chú ý.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Phòng tránh chấn thương mắt là một trong những điều cơ bản nhất để giữ gìn một thị giác khỏe mạnh cho cuộc sống của bạn. Đặc biệt trong dịp lễ Tết, tỷ lệ chấn thương mắt xảy ra thường cao do các T*i n*n khi lau dọn nhà cửa, vườn tược, nấu nướng và T*i n*n giao thông. Do đó chúng ta nên biết cách phòng tránh và xử trí đúng đắn khi có T*i n*n xảy ra.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY