Da , Tóc , Da liễu hôm nay

Vảy nến da đầu - kẻ quấy nhiễu mùa đông

Không gây đau đớn, không đe dọa tính mạng nhưng vảy nến da đầu làm cho bạn ngứa ngáy, gây mất thẩm mỹ khiến bạn ngượng ngùng với mọi người.
Nhận diện “kẻ thù”

Dấu hiệu đặc trưng của vảy nến da đầu (VNDĐ) là tróc vảy, sưng đỏ thànhtừng vùng có ranh giới rõ ràng, dễ nhận thấy dọc theo mép tóc, trêntrán hoặc sau tai. Nếu không điều trị, sẽ xuất hiện các miếng vảy màutrắng bạc và bóng giống  như paraffin.

Mấy năm gần đây tỉ lệ bệnh nhân mắc bệnh da đầu ngày càng cao. Nhiều người đã bị tổn thương nặng do tự bôi Thu*c hoặc dùng bài Thu*c dân gian. Bệnh VNDĐ còn có thể liên quan đến một số bệnh lý quan trọng khác: hội chứng chuyển hóa, bệnh lý tim mạch... dẫn đến giảm tuổi thọ.

VNDĐ - Bệnh không của riêng quốc gia nào

Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến ở châu Âu (da trắng) cao hơn châu Á, châu Phi (da vàng, da đen). Bệnh VNDĐ thường phát triển ở độ tuổi sau dậy thì nhưng ngày nay bệnh nhi cũng nhiều. Việc điều trị cho các bé gặp khó khăn vì các loại Thu*c đều khuyến cáo chỉ dùng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên.

Da đầu là một trong những khu vực bị ảnh hưởng thường xuyên nhất và dai dẳng

Vào mùa đông, không khí khô hanh kích hoạt vảy nến phát triển. Đặc biệt, bệnh nhân đang căng thẳng thần kinh cũng khiến bệnh vảy nến bùng phát.

Đối phó với bệnh VNDĐ

Nhiều bệnh nhân đã tự ý xử lý hoặc áp dụng kinh nghiệm dân gian, chẳng hạn như dùng vảy tê tê. Theo TS. Trần Văn Tiến Phó giám đốc BV Da liễu Trung ương, chưa có kết luận khoa học về tác dụng của vảy tê tê trong điều trị bệnh vảy nến, có thể nó chỉ có tác dụng điều trị tại chỗ bên ngoài.

Hiện chưa xác định được nguyên nhân đích thực của bệnh vảy nến, người ta chia ra các nhóm bệnh với những nguyên nhân khác nhau: cơ địa (gen di truyền); yếu tố khởi động (mắc các bệnh nhiễm khuẩn, sang chấn tâm lý, sang chấn tại chỗ...); rối loạn miễn dịch… Lời khuyên là khi có triệu chứng của bệnh vảy nến cần phải đi khám vì một số bệnh ngoài da rất giống bệnh vảy nến.

Thực tế hiện nay, bệnh nhân VNDĐ không mấy hài lòng với những liệu pháp chữa trị và mong muốn giảm việc sử dụng Thu*c. Ngoài ra, việc điều trị phải dựa vào từng trường hợp cụ thể vì có một số Thu*c điều trị tốt nhưng lại gây tác dụng xấu đến các bệnh khác.

Theo Sức khỏe & đời sống

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/vay-nen-da-dau-ke-quay-nhieu-mua-dong-n632.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY