Ung bướu hôm nay

Khoa ung bướu là một trong những chuyên khoa quan trọng của phân ngành ngoại khoa, có chức năng chẩn đoán, điều trị, tầm soát ung thư và cung cấp đầy đủ các dịch vụ chăm sóc y tế cần thiết cho bệnh nhân ung thư bao gồm: hoá trị, xạ trị, điều trị ngoại khoa, điều trị nội khoa, ghép tế bào gốc...; đồng thời giúp kiểm soát các cơn đau bằng cách vật lý trị liệu, phong bế thần kinh ngoại biên, phong bế giao cảm,... Các bệnh thường gặp của khoa ung bướu có thể kể đến như: ung thư gan, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tuyến giáp, ung thư da, ung thư đại trực tràng, ung thư dạ dày,...

Vì sao hai bệnh nhân ở Đà Nẵng diễn biến nặng?

Hiện tại sức khoẻ của BN số 416 và 418 tại Đà Nẵng đều rất xấu. Các chuyên gia cho biết các bệnh nhân này đều nằm trong nhóm đối tượng dễ bị biến chứng nặng của Covid-19 như tuổi tác và bệnh nền.

Theo thông tin từ Tiểu ban điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chiều ngày 26/7, bệnh nhân 418 (nam, 61 tuổi, ở Đà Nẵng) hiện vẫn còn sốt nhẹ, đang được thở máy, được nuôi ăn qua sonde.

Các chỉ số và chức năng trong phạm vi kiểm soát, nhưng tiên lượng rất nặng. Khả năng bệnh nhân sẽ còn tiếp tục thở máy và lọc máu liên tục trong thời gian dài. Bệnh nhân bị viêm đường hô hấp cấp nặng do nhiễm SARS-CoV-2 trên bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, biến chứng suy hô hấp, suy tim, tổn thương thận cấp.

Cả hai bệnh nhân 416 và 418 đều có bệnh nền mãn tính nên diễn biến nhanh

Trong khi đó, bệnh nhân 416 (nam, 57 tuổi, ở Đà Nẵng) tiên lượng vẫn rất nặng. Bệnh nhân có tiền sử nang trung thất, đã được phẫu thuật cách đây khoảng 2 năm. Bệnh nhân vẫn tiếp tục thở máy, ECMO phổi nhân tạo, lọc máu liên tục trong thời gian dài.

Hiện bệnh nhân vẫn còn sốt 37-38 độ C, được dùng Thu*c an thần, Thu*c vận mạch, kháng sinh, kháng virus, nâng cao miễn dịch, ăn qua sonde, phổi thông khí tạm…

Đánh giá tình hình hai bệnh nhân tại Đà Nẵng một chuyên gia trong tổ điều trị cho biết "tình trạng căng như dây đàn".

GS Nguyễn Gia Bình – nguyên trưởng Khoa hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai cho biết với những bệnh nhân nhiễm Covid-19 trên nền bệnh mãn tính sẽ càng nguy hiểm hơn.

Vius SARS-CoV-2 "ác" là sau khi tấn công hệ hô hấp của bệnh nhân thì nó sẽ tấn công vào hệ mạch máu. Bệnh nhân bị đái tháo đường vốn bị tổn thương rất nhiều cơ quan nội tạng khác như mạch máu, tim, gan, thận và khi bị nhiễm Covid-19 sẽ rất dễ bị "đánh gục".

GS Bình cho biết trên thế giới cũng như ở Việt Nam hầu như Covid-19 thường có nguy cơ diễn biến nặng hơn nếu gặp ở bệnh nhân lớn tuổi (trên 60 tuổi) hoặc những người có vấn đề sức khoẻ, mắc các bệnh mãn tính không lây (cao huyết áp, tim mạch, phổi tắc nghẽn mãn tính hay đái tháo đường, ung thư...) hoặc các bệnh gây ảnh hưởng hệ miễn dịch.

Trong khi đó, theo thông báo của ngành chức năng tại Đà Nẵng và Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19, một tháng qua cả hai bệnh nhân số 416 và 418 đều không ra ngoài thành phố Đà Nẵng, chủ yếu ở nhà và đi lại trong thành phố. Họ đã đến một số bệnh viện, phòng khám để thăm khám hoặc chăm sóc người nhà nằm viện.

Khi vào viện được xác định Covid-19 thì hai bệnh nhân đều diễn tiến rất nhanh và nặng. Ví dụ như bệnh nhân 416 vào viện ngày 20/7, 23/7 xét nghiệm có dương tính hai lần với Covid-19 thì đến 24/7 diễn tiến đã rất nhanh khác với bệnh nhân 19 hay 91 có thời gian 7, 8 ngày trở nặng.

Được biết, trước tình hình bệnh Covid-19 tại Đà Nẵng, chiều 26/7, một đoàn cán bộ công tác gồm các chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai và BV Tim Hà Nội đã vào Đà Nẵng hỗ trợ Đà Nẵng điều trị các bệnh nhân nặng.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/vi-sao-benh-nhan-416-va-418-o-da-nang-dien-tien-nang-nhanh-chong-2020072621141058.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tỏi là một trong những gia vị có công dụng dược lý rất phong phú, trong đó có tác dụng làm giảm huyết áp.
  • Tăng huyết áp (THA) là căn bệnh đáng sợ và được mệnh danh là kẻ Gi*t người thầm lặng.
  • Bệnh tăng huyết áp do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các nguyên nhân bên trong dẫn đến tăng huyết áp phải kể đến các bệnh về thận, xơ vữa động mạch, cường năng tuyến giáp, nhiễm độc thai nghén
  • Sơn tra còn gọi hồng quả, sơn lý hồng, yên chi..., là quả chín già của cây Bắc sơn tra. Ở Việt Nam có 2 cây được bán với tên sơn tra là chua chát.
  • Tôi 45 tuổi, khoảng nửa năm nay chuyện “sinh hoạt” với vợ suy giảm hẳn. Tôi đi khám, bác sĩ cho biết tôi bị cao huyết áp.
  • Người bị tăng huyết áp nhẹ: có số đo huyết áp tối đa từ 140 - 159mmHg và/hoặc số đo của huyết áp tối thiểu từ 90-99mmHg
  • Chào Mangyte, xin vui lòng cho tôi biết gói kiểm tra tăng huyết áp ở Phòng khám đa khoa quốc tế Yersin. Xin cảm ơn Mangyte nhiều nhiều. Đầu năm mới, xin kính chúc quý BS một năm An Khang - Thịnh Vượng và gặp nhiều điều vui, may mắn trong cuộc sống. (Phùng Sang - Quận 6, TPHCM),
  • Trong y dược học cổ truyền, giấm là một vị Thu*c được dùng để chữa nhiều bệnh khác nhau, trong đó có bệnh tăng huyết áp. Đơn giản nhất là người ta dùng giấm ngâm với một số thực phẩm thông dụng để ăn hoặc uống hàng ngày. Sau đây, xin giới thiệu một số bài Thu*c có dùng giấm để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
  • Thật không may, các món ăn đặc trưng và truyền thống của người Việt trong ngày Tết hình như lại chưa phù hợp với người thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, đái tháo đường.
  • Hoa hòe là hòe mễ, mễ là hạt gạo, ý nói vị Thuốc từ hoa hòe, có kích thước chỉ bằng hạt gạo, nghĩa là còn ở dạng nụ hoa, mới được dùng làm Thuốc.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY