Bạn nên biết hôm nay

Vì sao Hội chứng mẫn cảm điện từ vẫn chưa được công nhận là bệnh? về y học

Hội chứng mẫn cảm điện từ thái quá (Electromagnetic Hypersensitivity), viết tắt EHS, là một tập hợp các triệu chứng tự nhận do tiếp xúc với điện từ.
Thuật ngữ cụ thể hơn được dùng trong y văn là Hiện tượng không dung nạp môi trường tự phát do trường điện từ (IEI-EMF). Triệu chứng của EHS bao gồm đau đầu, mệt mỏi, căng thẳng, rối loạn giấc ngủ, đau rát da, phát ban, đau nhức cơ bắp và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Tuy nhiên không hề có cơ sở khoa học giữa triệu chứng phơi nhiễm trường điện từ với hội chứng EHS. Phần lớn bệnh nhân tự mô tả quá mẫn cảm điện từ, thực tế người ta không thể phân biệt giữa việc tiếp xúc điện từ trường thật và giả, do vậy nó không được công nhận là một bệnh cụ thể.

Theo một cuộc khảo sát năm 2001 cho thấy những người xuất hiện các triệu chứng EHS gồm các đối tượng liên quan đến trạm điện thoại di động (74%), liên quan đến điện thoại di động (36%), điện thoại không dây (29%), và đường dây điện (27%). Theo báo cáo của Cơ quan bảo vệ sức khỏe của Anh thì bệnh “mẫn cảm điện” với các triệu chứng được chia thành hai loại chính, gồm các triệu chứng trên da mặt và các triệu chứng không đặc trưng khác trên cơ thể. Tại Thụy Điển, ước tính có khoảng 10% số người mắc EHS xin nghỉ ốm hoặc nghỉ hưu trước tuổi hay nhận tiền trợ cấp tàn tật, so với 5% dân số chung. Theo tổ chức ESUK, 4% dân số Anh hiện đang mắc phải EHS, con số có thể còn gia tăng do xã hội đang ngày càng sử dụng nhiều thiết bị công nghệ hiện đại. Gần 5% dân số thế giới tin rằng họ bị ảnh hưởng bởi điện từ hoặc bức xạ của thiết bị receptor và mẫn cảm với nhiều thiết bị điện khác nhau.

Ngay từ những năm 1930, triệu chứng EHS từng được nhắc đến ở nhóm người tiếp xúc với sóng vô tuyến và điện, radar… làm việc trong quân đội. Những năm 80 ở thế kỷ trước, số người mắc EHS tăng nhanh do xuất hiện nhiều thiết bị không dây và di động, đặc biệt từ năm 2000 trở lại đấy có thêm dịch vụ Wi-Fi nên số người mắc bệnh tăng vọt. Nhiều quốc gia đã ra đời các tổ chức hỗ trợ bệnh nhân EHS, như Thụy Điển, Canada và Anh. Tại Thụy Điển, EHS đã được công nhận là một dạng khuyết tật chức năng. Năm 2007, Ủy ban Nhân quyền Canada cũng đã công nhận bệnh này. Mặc dù được công nhận nhưng nhiều bác sĩ vẫn chưa hiểu về hiện tượng này. Cơ quan Dịch vụ y tế Anh (NHS) cũng không công nhận đây là loại bệnh hay một dạng khuyết tật.

Cuộc sống không dây phát triển, sóng điện từ có mặt ở khắp nơi trong không gian, và tuy chưa có bằng chứng về tác hại lâu dài của sóng điện từ đối với con người nhưng hiện tượng mệt mỏi gần sóng Wi-Fi hay các loại điện từ khác là có thật. Ví dụ, tín hiệu phát ra từ TV, máy tính cho đến các thiết bị trị bệnh với các mức bức xạ khác nhau nên ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường và sức khỏe con người, song do lợi ích quá lớn nên mặt trái dễ bị bỏ qua, trong đó, hội chứng EHS cũng không phải là ngoại lê.

Năm 2004, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tiến hành một hội thảo chuyên đề về mẫn cảm điện từ thái quá, do Dự án EMF International trực thuộc WHO đứng ra tổ chức nhằm đánh giá mặt khoa học, xác định hiệu ứng sinh học và y học của việc phơi nhiễm EMF lên sức khỏe của con người, đồng thời đề xuất những việc cần làm, đặc biệt là nghiên cứu sâu hơn để xác định chính xác EHS là căn bệnh đích thực hay là hiện tượng “thái quá” do sự ngộ nhận của con người gây ra.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-vi-sao-hoi-chung-man-cam-dien-tu-van-chua-duoc-cong-nhan-la-benh-ve-y-hoc-15473.html)

Tin cùng nội dung

  • Hội chứng ruột kích thích là một loại bệnh lý đặc trưng bởi các rối loạn chức năng của ống tiêu hóa với biểu hiện chủ yếu ở đại tràng.
  • Nhiều người đau dạ dày khi thức dậy sau bữa nhậu tối hôm trước. Bệnh gõ cửa vì dạ dày không chống đỡ nổi với cáci hóa chất, độc tố... xâm nhập qua đường tiêu hóa.
  • Hội chứng ruột kích thích biểu hiện: đau bụng, rối loạn đại tiện, đầy bụng, sôi bụng,... tái phát nhiều đợt và kéo dài
  • Để giảm các triệu chứng, bệnh nhân cần chú ý các thức ăn làm bệnh tăng như: cà phê, bia, chất xơ, các chế phẩm từ sữa, nhiều chất béo…
  • Nhiều nghiên cứu trên thế giới cho thấy bệnh nhân bị HCRKT dễ tăng nhu động ruột so với người bình thường, các triệu chứng thường tái đi tái lại
  • Mangyte ơi, Tôi muốn hiến xác sau khi ch*t cho y học được không? Có làm thủ tục gì nhiều không và làm thủ tục ở đâu? Có thể liên hệ đến những đâu để được hiến xác? (Can - minh…@gmail.com)
  • Ayurveda (y học Ấn Độ cổ đại) có những bí quyền cổ truyền hiệu nghiệm để kéo dài yêu đương lâu hơn, tăng sức chịu đựng và kích thích hoạt động T*nh d*c
  • Hội chứng cơ hình lê hay hội chứng cơ tháp (Piriformis syndrome) là một rối loạn thần kinh cơ hiếm gặp do cơ hình lê chèn ép dây thần kinh tọa (sciatic nerve). Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa không phải do hội chứng cơ hình lê.
  • Hội chứng ống cổ tay là do một dây thần kinh ở vùng cổ tay bị chèn ép, có thể gây đau và một số triệu chứng khác ở bàn tay. Hội chứng này có thể được điều trị hiệu quả.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY