Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Vì sao nóng đỉnh điểm mà nhân viên y tế ở Bắc Giang vẫn phải mặc bộ đồ kín mít, đến kiệt sức, ngất xỉu?

MangYTe - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn khẳng định hiện giờ nếu bỏ trang phục bảo hộ thì sẽ mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế lấy mẫu.

Vì sao nóng đỉnh điểm mà nhân viên y tế ở Bắc Giang vẫn phải mặc bộ đồ kín mít, đến kiệt sức, ngất xỉu? - Ảnh 1.

Miền Bắc đang bước vào giai đoạn cao điểm nắng nóng, nhiệt độ ngoài trời lên tới 39-40 độ C, nhiệt độ thực tế cảm nhận cao hơn thế.

Thứ trưởng bộ y tế nguyễn trường sơn - trưởng bộ phận thường trực đặc biệt của bộ y tế đặt tại bắc giang - thứ 7 tuần trước cho biết một số nhân viên lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở tỉnh này do phải mặc đồ bảo hộ kín mít, với điều kiện nhiệt độ tăng cao, đã ngất, kiệt sức...

Bộ đồ chống dịch giúp bảo vệ nhân viên y tế

Trước thực tế này, một số ý kiến cho rằng không cần thiết dùng trang phục bảo hộ mà có thể dùng các phương tiện làm mát khác để giúp nhân viên giảm nhiệt, bảo đảm sức khoẻ.

PGS.TS Doãn Ngọc Hải - Viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) - cho biết theo quy định, nhân viên tham gia chống dịch bắt buộc phải mặc bộ đồ bảo hộ 4 cấp tùy theo vị trí làm việc. Bộ đồ chống dịch giúp bảo vệ nhân viên y tế. Tuy nhiên mặc liên tục trong cả ngày gây khó khăn trong việc ăn uống, vệ sinh cá nhân, nóng, khó chịu ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, người mặc có nguy cơ bị kiệt sức và ngất.

Thứ trưởng nguyễn trường sơn khẳng định "sẽ lưu ý và nghiên cứu ý kiến không cần quần áo bảo hộ này". "tuy nhiên, hiện giờ nếu chúng ta bỏ trang phục bảo hộ thì sẽ mất vũ khí bảo vệ cho nhân viên y tế lấy mẫu", thứ trưởng nguyễn trường sơn nói và khẳng định đảm bảo an toàn cho người đi lấy mẫu phải đặt lên hàng đầu.

Vì sao nóng đỉnh điểm mà nhân viên y tế ở Bắc Giang vẫn phải mặc bộ đồ kín mít, đến kiệt sức, ngất xỉu? - Ảnh 3.

Nhân viên y tế kiệt sức vì làm việc nhiều giờ trong bộ đồ bảo hộ kín mít, dưới thời tiết nắng nóng.

Hiện, có khoảng 2.200 cán bộ y tế, y bác sĩ, sinh viên, tình nguyện viên đến Bắc Giang hỗ trợ công tác xét nghiệm, truy vết, thu dung và điều trị bệnh nhân, nhằm "khoanh vùng, dập dịch sớm".

BS Nguyễn Trung Cấp - Phó trưởng Bộ phận Thường trực đặc biệt của Bộ Y tế tại Bắc Ninh - cho biết, vai trò của áo choàng bảo vệ là giữ sạch quần áo bên trong, giữ sạch cơ thể của nhân viên y tế.

Nếu bộ áo quần của nhân viên y tế bị vấy bẩn, tức là có virus bám trên bề mặt vải, thì có nguy cơ chính họ bị lây nhiễm (chạm vào và đưa lên mắt, mũi, miệng), cùng đó có nguy cơ mang virus từ khu vực nguy hiểm (khu vực lấy mẫu, xét nghiệm hay điều trị COVID-19) ra môi trường bên ngoài để lây cho người khác.

Do đó, nguyên tắc được đặt ra là trước khi nhân viên vào khu vực nguy hiểm có nguy cơ lây nhiễm cao, cần phải mặc đồ bảo hộ, khi thực hiện xong nhiệm vụ thì trút bỏ bộ đồ bảo hộ rồi rời khỏi khu vực nguy hiểm, không được mặc đồ bảo hộ từ khu vực đó đi ra ngoài môi trường bình thường.

Tính toán giải pháp giúp nhân viên y tế

Theo Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn, thời tiết nắng nóng khắc nghiệt ở Bắc Giang đã ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của nhân viên y tế, sinh viên, người làm việc trực tiếp ngoài cộng đồng. Đây là quan ngại lớn của Bộ phận thường trực chống dịch.

Viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã nghiên cứu, sản xuất các máy thông khí trong trang phục bảo hộ của nhân viên y tế, thổi khí từ bên ngoài vào trong, làm hạ nhiệt bên trong bộ bảo hộ.

Theo TS Doãn Ngọc Hải, bộ đồ bảo hộ sẽ được gắn thêm một chiếc quạt làm mát, chỉ cần ấn nút tắt, bật gắn ở áo với thao tác đơn giản, đảm bảo an toàn trong quá trình phòng, chống dịch. Quạt được sử dụng pin tích điện với khoảng thời gian hoạt động từ 4 – 6 tiếng.

Vì sao nóng đỉnh điểm mà nhân viên y tế ở Bắc Giang vẫn phải mặc bộ đồ kín mít, đến kiệt sức, ngất xỉu? - Ảnh 4.

Thiết bị làm mát khi mang trang phục bảo hộ chống dịch do viện sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (bộ y tế) sản xuất thử nghiệm. ảnh: d.hải

Hiện Viện này đã gửi tới Bắc Giang một số mẫu để thử nghiệm. "Chúng tôi sẽ thử nghiệm thiết bị này, nếu được sẽ cung cấp rộng rãi cho nhân viên lấy mẫu, nhân viên y tế làm việc trong khu tiếp nhận điều trị, cũng như hồi sức bệnh nhân", Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn nói.

Một chuyên gia có kinh nghiệm thực tiễn trong nhiều đợt dịch ở Đà Nẵng, Hải Dương (xin được giấu tên) cho biết với đồ bảo hộ có gắn quạt này ngoài việc phải đảm bảo quạt hút không khí từ bên ngoài thổi vào trong, thì cần phải có màng lọc bên ngoài quạt tương tự như lớp áo bảo hộ để không hút virus "phun" vào quần áo của nhân viên y tế.

Về giải pháp thiết kế mô hình buồng lấy mẫu gây xôn xao những ngày qua, vị chuyên gia trên đây cho rằng, buồng lấy mẫu nếu thiết kế bình thường sẽ rất bí bách, nhiệt độ có thể tăng cao hơn ở ngoài trời, tức là không giúp cho nhân viên lấy mẫu giảm sức nóng.

Nếu gắn quạt trong buồng đó thì phải tính toán để không hút không khí vấy bẩn ở ngoài vào. Nếu dùng điều hoà độc lập cho từng buồng thì phải tính toán vì thiết bị đi kèm rất phức tạp.

Vì sao nóng đỉnh điểm mà nhân viên y tế ở Bắc Giang vẫn phải mặc bộ đồ kín mít, đến kiệt sức, ngất xỉu? - Ảnh 5.

Từng nhóm nhân viên thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu. thời gian lấy mẫu bệnh phẩm ở bắc ninh được đẩy lên sáng sớm và buổi tối để giảm bớt gánh nặng cho đội ngũ nhân viên y tế. ảnh: anh tuấn

Theo phân tích của chuyên gia về tính khả thi của mô hình buồng lấy mẫu di động, thì một đoàn đi lấy mẫu ở địa bàn dân cư gồm khoảng 20-30 người. họ mặc quần áo bảo hộ lên xe, đem theo rất nhiều thiết bị lấy mẫu đi kèm. đến nơi, từng nhóm người gồm người nhập liệu, mã hoá code; chuẩn bị ống; và thực hiện lấy mẫu.

"nếu đưa buồng lấy mẫu di động theo từng chuyến đi xuống địa bàn, nhân viên sẽ phải khuân vác, lắp đặt, khử khuẩn. chưa kể nếu lắp thiết bị điều hoà cho từng buồng cần phải mang theo máy phát điện cỡ lớn để đủ sức tải. khi lấy mẫu xong, lại tiếp tục công đoạn khử khuẩn, tháo lắp buồng này" - chuyên gia cho biết.

Vì sao nóng đỉnh điểm mà nhân viên y tế ở Bắc Giang vẫn phải mặc bộ đồ kín mít, đến kiệt sức, ngất xỉu? - Ảnh 6.

Buồng lấy mẫu khó khả thi với tình hình thực tế tại bắc giang, bắc ninh (ảnh minh họa)

Để đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế, thứ trưởng nguyễn trường sơn yêu cầu tất cả đoàn công tác phải bồi dưỡng dinh dưỡng, nước uống, đảm bảo sức khỏe cho nhân viên y tế. thời gian lấy mẫu tại cộng đồng cũng được thay đổi chia thành 2 ca, từ sáng sớm đến 9h, và từ 19h đến 23h. ban ngày, các điểm lấy mẫu bố trí ở điểm râm mát, có thông khí, có quạt, buổi tối có ánh sáng.

Võ Thu

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/y-te/vi-sao-nong-dinh-diem-ma-nhan-vien-y-te-o-bac-giang-van-phai-mac-bo-do-kin-mit-den-kiet-suc-ngat-xiu-20210602115811068.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY