Kinh tế xã hội hôm nay

Video: Báo đốm săn hạ cả cá sấu nhưng lại bó tay trước loài động vật kì dị này

Gặp phải đối thủ lạ, báo đốm không tìm được cách hạ gục mục tiêu. Loay hoay mãi chẳng được đành phải chịu đói bỏ đi.

Báo đốm là một trong những loài ăn thịt đầu bảng ở khu vực Amazon, chúng gieo rắc nỗi kinh hoàng cho các loài độn vật đơn độc lang thang trong rừng rậm Nam Mỹ. Ngoài những bản năng săn mồi vốn có của họ mèo, loài báo này còn có thể khéo léo di chuyển trên những cành cây và khả năng bơi lội vô cùng cừ phách. Điều này cho phép con báo săn hạ mọi con mồi dù trên cao hay dưới nước. Kể cả cá sấu caiman hay trăn khổng lồ anaconda cũng phải bỏ mạng khi đụng độ báo đốm.

Tuy nhiên không phải chuyến săn nào của con báo cũng thành công. Những loài động vật sinh sống trong rừng rậm Amazon cũng tự phát triển những phương pháp phòng vệ khác nhau để có thể sinh tồn. Thú ăn kiến là một trường hợp điển hình.

Có họ hàng với loài lười, thú ăn kiến là một sinh vật khá đặc biệt với toàn bộ cơ thể được thiết kế để phục vụ cho mục đích duy nhất là kiếm ăn. Loài này có chiếc mõm dài và chiếc lưỡi mảnh còn dài hơn nữa cho phép chúng chọc sâu bên trong các tổ kiến, mối. Chúng vừa biết leo cây để tìm thức ăn lại sở hữu đôi chân trước to khỏe được trang bị cặp móng vuốt dài để đào đất, phá tổ kiến. Bên ngoài cơ thể chúng là một lớp lông dài và rậm gây khó khăn cho các loài côn trùng nhỏ xâm nhập tấn công.

Tuy nhiên cơ thể đặc biệt không chỉ bảo vệ thú ăn kiến trước các loài động vật nhỏ mà còn giúp chúng phòng vệ các loài ăn thịt như cá sấu hay báo đốm. Bộ lông dày và dài cùng hình dáng cơ thể khác lạ gây khó khăn cho kẻ ăn thịt khi xác định vị trí trọng yếu để tấn công. Ngoài ra cặp vuốt sắc dùng để đào đất cũng sẽ gây không ít thương tổn cho kẻ nào hung hăng tới gần.

Đụng độ thú ăn kiến trong đêm khuya, con báo đốm tìm đủ mọi cách nhưng không sao hạ gục được đối thủ, cuối cùng đành ôm bụng đói bỏ đi.

Xem thêm >>> Video: Linh cẩu sợ hãi lao xuống nước vì bị bầy chó hoang truy sát

Mời quý vị và các bạn cùng theo dõi các video đặc sắc về thế giới động vật trên báo điện tử Người Đưa Tin hằng ngày.

Bá Di

Mạng Y Tế
Nguồn: Người đưa tin (https://www.nguoiduatin.vn/video-bao-dom-san-ha-ca-ca-sau-nhung-lai-bo-tay-truoc-loai-dong-vat-ki-di-nay-a464427.html)

Tin cùng nội dung

  • Trẻ em dễ bị động vật cắn, húc nhất, vì bản tính trẻ em rất hiếu động và tò mò hay trêu chọc súc vật và chưa lường hết được sự nguy hiểm.
  • Dinh dưỡng của thai nhi phụ thuộc hoàn toàn vào dinh dưỡng của mẹ. Sự thiếu hụt dinh dưỡng thường dẫn đến chậm phát triển trong tử cung, đẻ con thấp cân (dưới 2.500g) và cũng là điều kiện thuận lợi gây nhiễm độc thai nghén dẫn đến thai ch*t lưu.
  • Nhiễm sán, nhiễm khuẩn, ung thư,... là một trong số những hệ quả của việc ăn nội tạng động vật bẩn.
  • Khoảng 70% các bệnh truyền nhiễm tác động đến con người có nguồn gốc từ các loài hoang dã, trong đó có nhiều bệnh nguy hiểm như HIV/AIDS, SARS...
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY