Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Việc chuyển nhượng đất rừng ở Sóc Sơn là bất hợp pháp

Ông Lê Minh Tuyên, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội khẳng định: Việc chuyển nhượng đất rừng là bất hợp pháp, chính quyền xác nhận là chính quyền bị xử lý. Người dân chỉ được chuyển nhượng thừa kế tài sản trên đất rừng thôi chứ không được chuyển nhượng đất.

Không được phép chuyển nhượng đất rừng

Trao đổi với báo chí về lịch sử của đất rừng ở sóc sơn, ông lê minh tuyên, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm hà nội cho biết, nơi này trước đây là lâm trường sóc sơn. một số diện tích do chính quyền sở tại giao cho người dân (có sổ lâm bạ) để trồng rừng phủ xanh đất trống, đồi núi trọc.

Theo báo cáo của Chi cục Kiểm lâm Hà Nội, từ đầu năm đến ngày 9/8/2023 huyện Sóc Sơn xảy ra 59 vụ xâm phạm đất rừng, trong đó có 36 vụ xây dựng trái phép, 21 vụ san gạt và 2 vụ khai thác đất lâm nghiệp trái phép. Lực lượng kiểm lâm đã phối hợp với chính quyền xã lập biên bản yêu cầu dừng ngay việc san gạt, xây dựng trái phép và báo cáo UBND huyện Sóc Sơn chỉ đạo cơ quan chức năng và UBND các xã xử lý theo thẩm quyền.

Theo ông Lê Minh Tuyên cho hay, có một nguyên tắc mà người dân Sóc Sơn đang có sự hiểu nhầm bởi khi Nhà nước giao đất cho các tổ chức, cá nhân để sản xuất lâm nghiệp thì anh phải trồng rừng, phải sản xuất lâm nghiệp. Nếu không trồng rừng nữa thì phải trả cho Nhà nước, không được phép sử dụng trái mục đích.

5 công trình vi phạm, nằm trong phạm vi đất rừng ở xóm Ban Tiện sẽ bị tháo dỡ trong tháng 8, 9.

"Việc chuyển nhượng đất rừng là bất hợp pháp, chính quyền xác nhận là chính quyền bị xử lý. Người dân chỉ được chuyển nhượng thừa kế tài sản trên đất rừng thôi chứ không được chuyển nhượng đất", ông Tuyên nhấn mạnh.

Chi cục trưởng chi cục kiểm lâm hà nội khẳng định, tất cả công trình xây dựng trái phép xảy ra trên đất lâm nghiệp ở huyện sóc sơn đều được kiểm lâm địa bàn lập biên bản. đồng thời, vi phạm xây dựng công trình ở đất rừng sóc sơn có sự gia tăng.

Cũng theo ông Tuyên, quá trình thi hành công vụ, có trường hợp khi lực lượng kiểm lâm phát hiện người dân xây dựng trái phép thì họ "không thèm tiếp" vì lý do việc xử lý công trình vi phạm, kiểm tra giấy phép xây dựng không thuộc chức năng, nhiệm vụ của lực lượng kiểm lâm.

Để giải quyết được vấn đề xây dựng trái phép trên đất rừng, chi cục trưởng chi cục kiểm lâm hà nội cho rằng, huyện sóc sơn cần phải đẩy nhanh việc rà soát, cắm mốc ranh giới và xử lý dứt điểm các trường hợp xây dựng trái phép theo đúng quy định.

Hàng loạt vi phạm xây dựng trên đất rừng

Theo ông tuyên, tình trạng xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ huyện sóc sơn gây xôn xao dư luận, ngày 9/8 chi cục kiểm lâm hà nội đã có văn bản báo cáo sở nn&ptnt về tình hình san ủi và xây dựng trái phép trên đất rừng tại địa bàn sóc sơn.

Theo ông Tuyên, quyết định 2100 ban hành năm 2008 của UBND TP Hà Nội, thì toàn bộ đất rừng ở Sóc Sơn là 4.445 ha. Trong đó huyện Sóc Sơn quản lý khoảng 2.300 ha, diện tích còn lại do Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng (Sở NN&PTNT Hà Nội) quản lý.

Theo đó, trong 2.300 ha có một phần diện tích được huyện giao cho người dân trồng rừng để làm kinh tế mới. Thời điểm đó, thành phố cho phép địa phương giao cho mỗi hộ từ 5.000 - 10.000 m2 để làm kinh tế hộ gia đình như: chăn nuôi, trồng trọt, đào ao thả cá… Những hộ này được cấp mấy trăm mét vuông đất làm nhà tạm để trông coi khu đất đó. Tuy nhiên, có trường hợp đã lợi dụng quy định làm nhà tạm để xây dựng nhà kiên cố.

Hàng loạt vi phạm xung quanh khu vực hồ Đồng Đò.

Sau này, UBND TP Hà Nội có quyết định giao toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp cho Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng. Giai đoạn năm 2020-2021, huyện Sóc Sơn mới bàn giao đợt một được khoảng 1.150 ha, còn khoảng 1.200 ha chưa bàn giao.

“TP Hà Nội đã có chỉ đạo huyện Sóc Sơn phải xử lý tất cả các tồn tại về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, về trật tự xây dựng… xong mới bàn giao”, ông Tuyên nói và cho biết nguyên nhân đến nay phía huyện Sóc Sơn chưa bàn giao được 1.200 ha rừng còn lại.

Theo ông Tuyên khu vực hồ Đồng Đò (xã Minh Trí) và hồ Ban Tiện (xã Minh Phú) là những nơi đang diễn ra hoạt động xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp khá nghiêm trọng. Phần lớn diện tích đất này đang thuộc quyền quản lý của huyện, chưa bàn giao về cho Ban quản lý rừng phòng hộ, rừng đặc dụng.

Trước đó, vào tháng 3/2021, Thanh tra thành phố Hà Nội đã có thông báo, kết luận và chỉ ra sai phạm về việc quản lý, sử dụng đất rừng, bảo vệ rừng, trật tự xây dựng tại khu vực hồ Đồng Đò, thôn Minh Tân, xã Minh Trí, huyện Sóc Sơn. Chỉ riêng 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong quy hoạch rừng có 797 công trình vi phạm.

Ông Phạm Quang Ngọc, Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2023, huyện đã kiểm tra 478 trường hợp, phát hiện 187 trường hợp vi phạm phải lập hồ sơ xử lý, trong đó chủ yếu là ở 2 xã Minh Phú, Minh Trí.

Huyện đã xử lý được 149 trường hợp vi phạm tồn đọng từ năm 2022 trở về trước và vi phạm theo các quyết định, kết luận thanh tra.

Theo Phó chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn, thời gian vừa qua, địa phương rất kiên quyết trong công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng trên địa bàn.

Tháng 6 vừa qua, huyện đã tạm đình chỉ 3 phó chủ tịch UBND các xã: Minh Trí, Nam Sơn, Mai Đình để tập trung vào công tác xử lý vi phạm trật tự xây dựng. Trước đó, đã có 2 chủ tịch xã bị kỷ luật vì để địa bàn xảy ra nhiều vi phạm.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/viec-chuyen-nhuong-dat-rung-o-soc-son-la-bat-hop-phap-5725686.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY