Viêm bàng quang kẽ là một tình trạng mạn tính đặc trưng bởi đau từ bàng quang, đái vội và nhiều lần, tiểu đêm.
Ở Hoa Kỳ, 2–3% phụ nữ và 1–2% đàn ông có viêm bàng quang kẽ. Trong số phụ nữ, tuổi trung bình khởi phát bệnh là những năm đầu 40 tuổi, nhưng phạm vi mắc bệnh từ thời thơ ấu đến những năm đầu 60 tuổi.
Theo lý thuyết gồm có nhiễm trùng bàng quang mạn, yếu tố gây viêm như tế bào mast, tự miễn dịch, tăng tính thấm niêm mạc bàng quang và nhạy cảm bất thường với đau.
Triệu chứng chủ yếu: đau (thường ≥ 2 vị trí), đái vội và nhiều lần, và tiểu đêm xảy ra không theo thứ tự. Các triệu chứng có thể xuất hiện đột ngột hoặc từ từ.
Không giống như đau vùng chậu phát sinh từ các nguồn khác, đau do viêm bàng quang kẽ càng trầm trọng hơn khi đổ đầy bàng quang và giảm khi bàng quang rỗng.
Nhiều bệnh nhân viêm bàng quang kẽ có kèm theo hội chứng soma chức năng (FSS) (đau xơ cơ, hội chứng mệt mỏi mạn tính, hội chứng ruột kích thích, đau âm hộ mạn tính, đau nửa đầu Migraine).
Dựa vào sựu hiện diện của các triệu chứng thích hợp và loại trừ những bệnh có biểu hiện tương tự (bệnh có biểu hiện đau vùng chậu và/hoặc các triệu chứng tiết niệu, hội chứng soma chức năng với triệu chứng tiết niệu); thăm khám và các xét nghiệm không nhạy và/hoặc không đặc hiệu. Soi bàng quang có thể thấy loét (10% bệnh nhân) hoặc các đốm xuất huyết sau khi bàng quang căng, nhưng không phải đặc hiệu.
Mục tiêu điều trị là làm giảm triệu chứng, thường đòi hỏi một cách tiếp cận đa diện (giáo dục, thay đổi chế độ ăn uống, Thu*c như chống viêm non-steroid hoặc Amitriptylin, vật lý trị liệu sàn chậu, và điều trị hội chức soma chức năng có liên quan).
Chủ đề liên quan:
viêm bàng quang kẽ