Nội Thận - Tiết niệu hôm nay

Chuyên khám, điều trị các bệnh lý về đường tiết niệu (gồm thận - niệu quản - bàng quang - niệu đạo), và các bệnh lý về tuyến tiền liệt ở nam giới theo phương pháp nội khoa. Các bệnh lý phổ biến thuộc khoa Nội Thận - Tiết niệu như: tiểu không tự chủ, ung thư thận, viêm tuyến tiền liệt, ung thư tuyến tiền liệt,...

Viêm bàng quang kẽ là gì? – Đây là những thông tin bạn nên biết

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng bàng quang bị suy yếu và viêm nhiễm khiến bàng quang bạn bị áp lực gây đau đớn vùng bàng quang hoặc vùng chậu.

viêm bàng quang kẽ thường xảy ra ở phụ nữ có độ tuổi từ 30 đến 40 tuổi, ở nam giới tình trạng này ít phổ biến hơn. nó gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống hằng ngày, cảm xúc và các mối quan hệ của người bệnh. vậy bạn biết gì về bệnh viêm bàng quang kẽ?

Viêm bàng quang kẽ là gì?

Viêm bàng quang kẽ là tình trạng bàng quang bị suy yếu và viêm nhiễm khiến bàng quang bạn bị áp lực gây đau đớn vùng bàng quang hoặc vùng chậu.

Đi cùng với các cơn đau này bạn thường cảm thấy tần xuất đi tiểu nhiều hơn bình thường nhưng lượng nước tiều lại ít hơn.

Viêm bàng quang kẽ còn được gọi là hội chứng đau bàng quang hoặc đau vùng chậu mãn tính.

Phân loại viêm bàng quang kẽ

Các nhà nghiên cứu đã phân loại ra hai nhóm viêm bàng quang kẽ là loét và không loét:

Viêm bàng quang kẽ loét:

Khoảng 5 – 10% bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ xuất hiện vết loét gây hiện tượng đỏ hoặc chảy máu trên thành bàng quang.

Viêm bàng quang kẽ không loét:

90% bệnh nhân bị viêm bàng quang kẽ có dạng không loét, biểu hiện thường là xuất hiện cầu thận trong thành bàng quang.

Nguyên nhân gây viêm bàng quang kẽ

Các tác nhân

Hiện nay, các nhà nghiên cứu chưa đưa ra được nguyên nhân chính xác gây nên bệnh viêm bàng quang kẽ. tuy nhiên, những yếu tố sau đây có nguy cơ là tác nhân gây nên viêm bàng quang kẽ:

    Sự tổn thương trong niêm mạc mô bàng quang khiến các chất kích thích có trong nước tiểu như Kali có thể xâm nhập được, làm tổn thương bàng quang và gây đau dây thần kinh mãn tính

Yếu tố rủi ro khác

Ngoài ra còn có một số yếu tố rủi ro khác khiến bạn dễ mắc phải viêm bàng quang kẽ:

    Giới tính: tỉ lệ mắc phải bệnh viêm bàng quang kẽ ở phụ nữ luôn cao hơn nam giới.

Triệu chứng nhận biết

Tùy vào mỗi người sẽ có những triệu chứng biểu hiện đau bàng quang kẽ khác nhau. có thể người này đau nhiều hơn hoặc ít hơn và thay đổi theo thời gian.

Tổng hợp một số dấu hiệu và triệu chứng của viêm bàng quang kẽ:

    Nam giới sẽ cảm thấy đau ở phần giữa vùng bìu và hậu môn.

Một số dấu hiệu của viêm bàng quang kẽ dễ gây nhầm lẫn với viêm đường tiết niệu, vì vậy nếu phát hiện mình có các triệu chứng trên hãy đến bác sĩ ngay để được kiểm tra và chẩn đoán phù hợp.

Biến chứng viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh rất nhiều như:

    Làm giảm khả năng hoạt động của bàng quang: viêm bàng quang kẽ gây cứng thành bàng quang khiến bàng quang hoạt động kém hơn, chứa được ít nước tiểu hơn.

Chẩn đoán bệnh

Các biện pháp sau đây giúp chẩn đoán bệnh viêm bàng quang kẽ chính xác nhất:

Lịch sử lâm sàng và nhật ký của hệ tiết niệu

    Bạn có thể mô tả cho bác sĩ biết các triệu chứng hoặc ghi lại số lượng chất lỏng bạn nạp vào và lượng nước tiều thải ra để bác sĩ nhận định.

Khám phụ khoa

    Bác sĩ sẽ kiểm tra bộ phận Sinh d*c ngoài, *m đ*o và cổ tử cung để đánh giá vùng chậu bên trong.

Xét nghiệm nước tiểu

    Đây là phương pháp kiểm tra và phát hiện bệnh chính xác nhờ vào các chất rong nước tiểu.

Nội soi bàng quang

    Nội soi bàng quang giúp bác sĩ thấy được hệ thống niêm mạc bên trong bàng quang có bị tổn thương hay không. Từ đó xác định được bệnh một cách dễ dàng.

Kiểm tra mẫu mô bàng quang

    Mẫu mô trong bàng quang được bác sĩ lấy ra và kiểm tra dưới kính hiển vi. Phương pháp này được thực hiện để tìm ra nguyên nhân hiếm gặp của viêm bàng quang kẽ hoặc ung thư bàng quang.

Phân tích độ nhạy Kali

    Bác sĩ sẽ thực hiện một kiểm tra giữa clorua và kali trong bàng quang.

Các phương pháp điều trị

Sử dụng Thu*c

Để cải thiện tình trạng bệnh viêm bàng quang kẽ được tốt hơn, người bệnh có thể sử dụng một số loại Thu*c như:

    Các loại Thu*c chống viêm như ibuprofen hoặc Thu*c giảm đau paracetamol.

Liệu pháp hỗ trợ và vật lý trị liệu

    Vật lý trị liệu: xoa bóp cơ sàn chậu để có thể giảm sự căng thẳng trên bàng quang.

Phẫu thuật để điều trị bệnh

Các phương pháp phẫu thuật có thể áp dụng để điều trị viêm bàng quang kẽ bao gồm:

    Sử dụng các tia laser hoặc dòng điện để đốt các vết loét bên trong bàng quang.

Tất cả những trường hợp cần điều trị bằng các phương pháp trên nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất.

Lời khuyên cho những người bị viêm bàng quang kẽ

Viêm bàng quang kẽ có thể khắc phục và ngăn ngừa tình trạng phát triển nếu chúng ta biết cách duy trì lối sống khỏe mạnh và an toàn.

Thay đổi thực phẩm hằng ngày

    Không sử dụng những thực phẩm gây kích thích bàng quang như rượu, bia, đồ uống có ga, cafein, trái cây họ cam quýt, thực phẩm giàu vitamin C.. để giảm sự khó chịu và đau đớn.

Tập luyện bàng quang

    Duy trì thói quen đi tiểu đúng giờ.

Mặc quần áo rộng

    Mặc quần áo rộng và tránh sử dụng thắt lưng hoặc quần áo quá chật để gây áp lực lên bàng quang.

Tập thể dục mỗi ngày

Duy trì thói quen luyện tập thể dục thể thao không những hạn chế được những cơn đau do viêm bàng quang kẽ mà còn đẩy lùi nhiều bệnh tật.

Toàn bộ thông tin về bệnh viêm bàng quang kẽ được chúng tôi đưa ra để tham khảo. nếu bạn có thắc mắc về bệnh vui lòng hỏi thăm ý kiến bác sĩ để đưa ra lời khuyên tốt nhất.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-bang-quang-ke-la-gi-day-la-nhung-thong-tin-ban-nen-biet)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte! Em là sinh viên ở Quận 5. Bác sĩ cho em hỏi là xét nghiệm HIV ở Viện Pasteur giá khoảng bao nhiêu và bao lâu có kết quả? Đi đến đó thì mình có được đảm bảo kết quả và giữ bí mật thông tin người bệnh? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất của Mangyte ạ! Em chân thành cám ơn! (Châu Nguyễn - Quận 5 - TPHCM)
  • Bệnh tiểu đường (hay đái tháo đường) là danh từ dùng để chỉ một nhóm các bệnh lý ảnh hưởng đến cách cơ thể sử dụng đường trong máu, thường đặc trưng bởi tăng đường máu.
  • Động kinh là bệnh của hệ thần kinh trung ương trong đó hoạt động của tế bào thần kinh bị rối loạn, biểu hiện bởi những cơn co giật (cơn động kinh) với những hành vi, triệu chứng, và cảm giác bất thường, bao gồm cả mất ý thức khi lên cơn.
  • Bệnh sarcoidosis (sarcoidosis) là hậu quả sự phát triển các ổ viêm nhỏ tại nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể - thường nhất ở phổi, hạch bạch huyết, mắt và da.
  • Sau đây, kênh Mạng Y Tế xin giới thiệu: Thông tin về Bệnh xơ cứng bì. Xin mời các bạn cùng tham khảo.
  • Hen phế quản (bệnh hen hay hen suyễn) là tình trạng đường dẫn khí bị hẹp và phù nề cũng như tăng tiết đàm nhầy. Điều này làm việc thở khó khăn và dễ gây ho, khò khè và thở hụt hơi.
  • Huyết áp thấp có thể gây ra các triệu chứng chóng mặt và ngất xỉu. Trong những ca bệnh nặng, huyết áp thấp có thể đe dọa đến tính mạng.
  • Bệnh ung thư, bạn đang muốn tìm hiểu để biết rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng và điều trị ung thư
  • 2 công ty dược phẩm phải trả tới 6 tỉ USD do những cáo buộc che giấu nguy cơ gây ung thư bàng quang của Thuốc Actos
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY