Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh thường gặp và có mức độ nghiêm trọng cao. Vì thế bệnh lý này cần được sớm phát hiện và điều trị đúng cách. Theo các chuyên gia, ký sinh trùng, vi khuẩn và virus phát triển trong bàng quang và thận là nguyên nhân gây bệnh. Tình trạng viêm và nhiễm trùng niệu đạo ở trẻ em thường không có triệu chứng hoặc bệnh nhi chỉ có cảm giác mệt mỏi, cơ thể suy nhược. Nếu quá trình điều trị diễn ra chậm trễ, nhiễm trùng có thể gây ra nhiều tổn thương nghiêm trọng và phát sinh các biến chứng rất nặng.
Nguyên nhân khiến bệnh viêm niệu đạo xảy ra ở trẻ em là do sự sinh sôi và gây bệnh của các loại ký sinh trùng, vi khuẩn và virus phát triển trong bàng quang (cơ quan đảm nhận chức năng chứa nước tiểu) và thận (cơ quan lọc và tạo thành nước tiểu). Trong đó thường gặp nhất là vi khuẩn E.coli.
Ngoài ra tình trạng viêm và nhiễm trùng niệu đạo còn xảy ra phổ biến do sự tác động của những loại vi khuẩn khác như Enterococci, Klebsiella và Pseudomonas aeruginosa. Đây đều là những loại vi khuẩn tồn tại và hoạt động trong phân người hoặc tồn tại trong môi trường sống thông thường như nguồn nước sinh hoạt, trong đất bụi, quả, rau, củ, thực phẩm và không khí.
Thông qua một cách nào đó, các tác nhân gây bệnh trú ngụ và hoạt động ở xung quanh hậu môn. Sau đó di chuyển vào đường niệu đạo dẫn đến nhiễm trùng và gây viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ/
Từ những nguyên nhân nêu trên chúng ta có thể thấy, việc vệ sinh và chăm sóc trẻ nhỏ không đúng cách cùng với môi trường sống bị ô nhiễm có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh xâm nhập, sinh sôi. Đồng thời làm tăng nguy cơ viêm nhiễm niệu đạo ở trẻ nhỏ.
Một số tình trạng cụ thể được liệt kê dưới đây có thể khiến trẻ bị viêm niệu đạo, bao gồm:
Một số yếu tố được liệt kê dưới đây có thể làm tăng nguy cơ bùng phát bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em, Cụ thể:
Đối với trẻ trên 3 tuổi, triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo thường giống với người lớn. Các biểu hiện và triệu chứng có thể bao gồm:
Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, các triệu chứng của bệnh viêm niệu đạo không điển hình và diễn ra rất thầm lặng. Bệnh nhi không thể nêu lên sự khó chịu hoặc kêu đau hay có cảm giác bất thường khác liên quan đến đường tiết niệu.
Ngoài ra phụ huynh cũng gặp nhiều khó khăn trong việc theo dõi và phát hiện trẻ nhỏ đi tiểu lắt nhắt nhiều lần hơn so với bình thường. Nguyên nhân là do số lần đi tiểu thông thường của trẻ cũng rất nhiều và trẻ thường được mặc quần tả.
Một số biểu hiện gián tiếp xảy ra ở trẻ nhỏ như bứt rứt, khó chịu, viêm niệu đạo gây sốt, quấy khóc. Những biểu hiện của bệnh càng nặng đối với những trẻ có độ tuổi càng nhỏ. Điều này xuất hiện là do tình trạng nhiễm trùng huyết (vi trùng nhanh chóng xâm nhập vào máu, phát triển và lan nhanh khắp cơ thể).
So với người lớn, bệnh viêm niệu đạo và những bất thường khác xảy ra ở trẻ nhỏ thường có mức độ nghiêm trọng hơn và có khả năng gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực hơn. Đặc biệt là khi trẻ có độ tuổi quá nhỏ, khả năng đề kháng tự nhiên và hệ thống miễn dịch của trẻ chưa được hoàn thiện.
Nếu không sớm phát hiện và điều trị, tình trạng viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ có thể gây nguy hiểm. Nguyên nhân là do những rủi ro và biến chứng có thể xuất hiện ở bất kỳ thời điểm nào. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe của trẻ mà còn đe dọa đến tính mạng nếu tình trạng nhiễm trùng gây biến chứng nặng nề.
Bệnh viêm niệu đạo xảy ra ở trẻ nhỏ có thể làm phát sinh một số biến chứng nguy hiểm sau:
Đối với những trường hợp nặng, bệnh viêm niệu đạo có thể khiến trẻ tiểu ra máu. Tình trạng này nếu không được kiểm soát sẽ làm tăng nguy cơ thiếu máu ở trẻ. Đồng thời làm ảnh hưởng trực tiếp đến thận và các hoạt động của cơ quan này.
Ngoài ra bệnh viêm niệu đạo còn khiến trẻ thường xuyên có cảm giác buốt và đau rát khi đi tiểu khiến hoạt động này bị cản trở, trẻ thường xuyên nhịn tiểu. Lâu ngày hệ bài tiết gặp vấn đề, khả năng bài tiết nước tiểu bị rối loạn làm ảnh hưởng đến thận. Ở trường hợp nặng, trẻ có thể mắc bệnh suy thận và Tu vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Nguyên nhân gây nhiễm trùng niệu đạo nếu không được kiểm soát có thể lan rộng sang nhiều cơ quan khác của cơ thể. Trong đó bộ phận Sinh d*c, bàng quang và tuyến tiền liệt là những cơ quan bị ảnh hưởng nhiều nhất.
Những ảnh hưởng tiêu cực nêu trên không chỉ khiến sức khỏe tổng thể của trẻ gặp vấn đề mà còn làm ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của trẻ sau này.
Các biểu hiện, triệu chứng khó chịu của bệnh viêm niệu đạo khiến các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ bị ảnh hưởng và gây ra nhiều tác động xấu đến tâm lý. Khi mắc bệnh trẻ cảm thấy chán ăn, cơ thể mệt mỏi, khó chịu và thường xuyên quấy khóc. Lâu ngày sự phát triển của trẻ nhỏ và sức khỏe tổng thể sẽ bị suy giảm.
Ngoài ra tâm lý bị ảnh hưởng khiến trẻ trở nên thiếu năng động, chậm lớn và không hòa đồng. Ở nhiều trường hợp, trẻ có nguy cơ cao bị trầm cảm.
So với người trưởng thành, quá trình chữa bệnh viêm niệu đạo ở trẻ em thường gặp nhiều khó khăn hơn. Nguyên nhân là do không sớm phát hiện, trẻ không thể biểu hiện được sự khó chịu, chưa ý thức được tầm quan trọng cũng như chưa thực hiện được việc tự chăm sóc bản thân. Quá trình phát hiện bệnh lý và điều trị bệnh hoàn toàn dựa vào kiến thức của phụ huynh.
Khi có nghi ngờ trẻ bị viêm niệu đạo, ba mẹ cần chú ý và thực hiện những vấn đề sau:
Đưa trẻ đến bệnh viện viện và khám bác sĩ là điều quan trọng và cần thực hiện đầu tiên khi nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường hoặc có nghi ngờ trẻ bị viêm niệu đạo. Bởi nếu sớm phát hiện và điều trị bệnh lý, quá trình chữa bệnh sẽ diễn ra dễ dàng và thuận lợi hơn, không làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ và không tốn nhiều thời gian.
Chính vì thế, nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện, nhờ bác sĩ chuyên khoa thăm khám và điều trị. Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng, nguyên nhân gây bệnh và độ tuổi mà bác sĩ sẽ xem xét, đưa ra hướng điều trị thích hợp nhất.
Đối với trẻ nhỏ, việc sử dụng Thu*c điều trị viêm niệu đạo cần hết sức lưu ý và thận trọng, đặc biệt là trẻ em dưới 2 tuổi. Nguyên nhân là do Thu*c chữa viêm niệu đạo thường là Thu*c kháng sinh, có khả năng gây ra nhiều tác dụng phụ nếu sử dụng sai cách hoặc không đúng liều. Vì thế phụ huynh chỉ nên cho trẻ sử dụng Thu*c khi bác sĩ yêu cầu. Đồng thời cho trẻ dùng Thu*c đúng cách, đúng liều và đúng với thời gian quy định của bác sĩ.
Trong quá trình điều trị viêm niệu đạo, nếu nhận thấy trẻ có những biểu hiện bất thường, ba mẹ cần cho trẻ ngưng dùng Thu*c và thông báo ngay với bác sĩ chuyên khoa về tình trạng sức khỏe của trẻ ở hiện tại. Nếu không có bất thường xảy ra, bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện, tái khám đúng lịch hẹn cho đến khi quá trình điều trị bệnh kết thúc.
Ngoài việc áp dụng các phương pháp chữa viêm niệu đạo theo sự hướng dẫn của bác sĩ, phụ huynh cần áp dụng thêm một số biện pháp chăm sóc trẻ tại nhà. Điều này sẽ giúp quá trình đẩy lùi tình trạng nhiễm trùng niệu đạo diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời phòng ngừa viêm và nhiễm trùng tái phát.
Một số biện pháp chăm sóc trẻ bị viêm niệu đạo:
Để phòng ngừa viêm niệu đạo ở trẻ nhỏ, bạn cần lưu ý và thực hiện một số biện pháp sau:
Viêm niệu đạo ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng thường gặp và có mức độ nguy hiểm cao. Vì thế ba mẹ không nên chủ quan trong việc vệ sinh V*ng k*n, chăm sóc đúng cách và quan sát các hoạt động sinh hoạt thường ngày của trẻ. Nếu nhận thấy những bất thường, tốt nhất bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám bác sĩ và có hướng điều trị kịp thời, tránh gây nguy hiểm.
Bài viết liên quan:
Bị viêm niệu đạo kiêng ăn gì, bổ sung gì nhanh khỏi?
Chủ đề liên quan: