Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Viêm da cơ địa mãn tính là gì? Chữa trị như thế nào?

Bệnh viêm da cơ địa mãn tính là một bệnh lý về da tương đối phổ biến. Biết được các thông tin cần thiết về bệnh sẽ giúp bạn có thể ngăn ngừa tái phát từ xa.

viêm da cơ địa mãn tính là một trong những vấn đề về da phổ biến nhất. theo thống kê, mỗi năm số người bị viêm da cơ địa mãn tính đang có xu hướng tăng nhẹ.

Được chia thành 2 dạng: cấp tính và mãn tính, viêm da cơ địa tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại khiến cho người bệnh cảm thấy khó chịu, từ đó giảm mạnh chất lượng cuộc sống.

I- Viêm da cơ địa mãn tính là bệnh như thế nào?

Các chuyên gia trong lĩnh vực y tế đã sớm xác định bản chất của viêm da cơ địa từ những nghiên cứu đầu tiên. theo đó thì về bản chất, viêm da cơ địa là phản ứng của hệ miễn dịch dưới da với các tác nhân gây hại. cũng chính vì vậy mà hầu hết những dạng viêm da đều có biểu hiện khá giống nhau: da sưng, nổi ban đỏ và ngứa.

Đối với chứng viêm da cơ địa, da của người bệnh cũng sẽ bị nổi những đốm đỏ phồng rộp, rỉ nước và bong ra. tình trạng viêm da cơ địa ở mỗi người sẽ xuất phát từ một hoặc một số nguyên nhân gây dị ứng khác nhau. thường gặp nhất là do cơ địa người bệnh đặc biệt nhạy cảm với xà phòng, đồ trang sức có niken, hải sản, thịt bò v.v…

Tuy tương đối phổ biến nhưng viêm da cơ địa cấp tính và mãn tính đều không phải là bệnh truyền nhiễm. viêm da cơ địa được xác định là mãn tính khi kéo dài quá 2 tuần điều trị không khỏi và tái phát quá 2 lần trong tháng. khi đã chuyển sang giai đoạn mãn tính, viêm da cơ địa sẽ khó có thể được điều trị dứt điểm bằng những biện pháp thông thường.

Các triệu chứng của viêm da cơ địa mãn tính thường gặp nhất là:

    Ngứa

Đến gặp bác sĩ khi bệnh ảnh hưởng đáng kể đến giấc ngủ hoặc nghi ngờ da bị nhiễm trùng.

Viêm da cơ địa mãn tính là một dạng bệnh lý về da được hình thành từ hệ thống tự miễn của mỗi người. chúng ta có thể xét đến các nguy cơ tăng khả năng mắc bệnh như di truyền, tuổi tác, điều kiện môi trường, độ ẩm da và rối loạn chức năng miễn dịch.

Trong trường hợp người bệnh không áp dụng bất cứ phương pháp điều trị nào hoặc điều trị không đúng cách, viêm da cơ địa mãn tính có thể gây ra biến chứng nhiễm trùng da, lở loét, sẹo lồi lõm và thậm chí là nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm.

II- Chữa trị viêm da cơ địa mãn tính

Như đã nói ở trên, đây là một vấn đề ở da có nguyên nhân từ hệ thống miễn dịch của cơ thể. vì vậy mà cho đến hiện tại thì các bác sĩ vẫn chưa tìm được Thu*c đặc trị cho bệnh viêm da cơ địa mãn tính. tất cả các loại Thu*c được cấp phép lưu hành hiện nay để chữa trị bệnh đều chỉ có tác dụng an thần, giảm ngứa và giảm sưng viêm.

Tuy nhiên, người bệnh có thể ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa mãn tính bằng cách tham khảo theo những phương pháp dưới đây:

    Tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ: Đây là việc đầu tiên và quan trọng nhất mà bệnh nhân cần làm. Không tự ý thêm bớt Thu*c và tái khám đúng hẹn. Viêm da cơ địa mãn tính cần khá nhiều thời gian để có thể điều trị dứt điểm, vì vậy cần có sự kiên trì.
  • Luôn giữ cho da được đủ độ ẩm: Da khô, mất nước là một trong những nguyên nhân chính khiến cho viêm da cơ địa từ cấp tính chuyển hẳn sang giai đoạn mãn tính. Do đó, bạn hãy cung cấp cho làn da của mình độ ẩm cần thiết bằng cách uống nhiều nước, không thức khuya và chăm sóc da toàn thân với lotion dưỡng ẩm dịu nhẹ.
  • Giữ vệ sinh và giảm ngứa cho da: Tuyệt đối không dùng móng tay hoặc các vật khác chà xát lên da, sẽ gây nhiễm trùng. Thay vào đó, người bệnh có thể giảm thiểu cảm giác ngứa bằng cách chườm ấm/mát lên da. Đồng thời giới hạn thời gian tắm mỗi ngày từ 5-10 phút, tắm quá lâu cũng sẽ khiến da bị mất nước. Sau khi tắm phải thấm khô để tránh trường hợp da bị lở loét.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về chứng viêm da cơ địa mãn tính mà bạn có thể tham khảo. nếu muốn nhận được lời giải đáp chính xác và chi tiết hơn, tốt nhất bạn hãy đến tìm gặp bác sĩ.thuocdantoc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.

Tìm hiểu thêm: Bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em và thông tin cần biết

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-co-dia-man-tinh-la-gi-chua-tri-nhu-the-nao)

Tin cùng nội dung

  • Không ít người vì chưa hiểu rõ thế nào là Thuốc bổ thận tráng dương của YHCT nên hễ cứ nghe thấy “bổ dương” là uống lấy uống để chẳng cần đến các thầy Thuốc đông y bắt mạch.
  • Bà Nguyễn T. H. (61 tuổi, phố Phùng Hưng, Đan Phượng, Hà Nội) Tu vong một thời gian sau phẫu thuật cắt bỏ ¾ dạ dày vì có khối u to bằng quả trứng.
  • Kính chào Mangyte, Mỗi lần đến các bệnh viện khám em đều rất hoang mang và không biết phải bắt đầu từ đâu, cò mồi lại nhiều thường hay lôi kéo làm em càng thêm lo lắng. Nhờ bạn bè em được biết Mangyte có tư vấn về các dịch vụ tại các bệnh viện nên em kính mong Mangyte tư vấn giúp em một vấn đề sau.
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu, vân vân.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (Chronic obstructive pulmonary disease, COPD) là bệnh phổi bao gồm cả hai bệnh trạng trên, thường gặp ở những người hút Thu*c lá, Thu*c lào nhiều năm.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Nẹp đầu gối là một loại dụng cụ hỗ trợ, sử dụng khi đầu gối bị đau hoặc tổn thương. Đôi khi dụng cụ này còn được sử dụng nhằm ngăn ngừa chấn thương trong khi chơi thể thao
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY