Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là gì, có nguy hiểm không?

Viêm da tiếp xúc ánh sáng không phải là bệnh nguy hiểm khi sớm phát hiện và điều trị. Người bệnh có thể kiểm soát bệnh lý bằng các phương pháp đơn giản

bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng khiến vùng da tiếp xúc với ánh sáng hay tia cực tím phồng rộp, nổi mẩn đỏ có vảy kèm theo triệu chứng ngứa ngáy. nếu sớm thăm khám và điều trị, bệnh có thể được kiểm soát bằng các phương pháp đơn giản. tuy nhiên nếu quá trình chữa bệnh không sớm diễn ra, người bệnh sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư da.

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là gì?

Viêm da tiếp xúc ánh sáng là một trong những dạng của bệnh viêm da tiếp xúc. bệnh lý này thể hiện cho tình trạng phồng rộp da, ngứa ngáy, da nổi mẩn đỏ có vảy khi da tiếp xúc với nhiều ánh sáng, tia cực tím. thông thường triệu chứng của bệnh sẽ thuyên giảm sau vài ngày chăm sóc.

Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng có nguy hiểm không?

Theo chuyên gia, bệnh viêm da tiếp xúc tương đối lành tính, không tác động đến sức khỏe tổng thể và không gây nguy hiểm. tuy nhiên, nếu không sớm chữa trị, người bệnh sẽ có nguy cơ cao đối mặt với một số vấn đề, bệnh lý về da nghiêm trọng. điển hình như khô da, da có nếp nhăn, đốm khô và đốm đen xuất hiện, ung thư da.

Nguyên nhân gây viêm da tiếp xúc ánh sáng

Lượng ánh sáng tác động trên da vượt quá khả năng che phủ và khả năng bảo vệ da của sắc tố melanin có trong cơ thể là nguyên nhân khiến bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng xuất hiện. theo kết quả nghiên cứu, nguy cơ mắc bệnh ở người da trắng cao hơn so với những người có làn da sẫm màu.

Khi tiếp xúc với tia cực tím, ánh nắng mặt trời gay gắt, những người có làn da trắng sẽ bị viêm da sau 15 phút. trong khi đó người có làn da sẫm màu có thể chịu được sự tác động của ánh sáng trong vài giờ. ngoài ra, bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng xảy ra phổ biến hơn ở bệnh nhân mắc chứng nhạy cảm với ánh sáng.

Yếu tố nguy cơ

Đối tượng dễ mắc bệnh và những yếu tố có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh gồm:

Đối tượng dễ bị viêm da tiếp xúc ánh sáng

Bất kỳ ai tiếp xúc với tia tử ngoại (uv), người thường xuyên hoạt động dưới ánh nắng mặt trời đều có nguy cơ mắc bệnh cao. ngoài ra viêm da tiếp xúc cũng xảy ra phổ biến hơn ở người có cơ thể mang ít sắc tố melanin. bởi ở đối tượng này, da không được bảo vệ khi tiếp xúc với tia tử ngoại.

Ngoài ra, viêm da tiếp xúc cũng xuất hiện phổ biến ở các đối tượng sau:

    Những người có nhiều tàn nhang

Các yếu tố khiến nguy cơ mắc bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng tăng cao

Những đối tượng dưới đây có thể góp phần khiến nguy cơ mắc bệnh tăng cao:

    Tiếp xúc với một số chất: Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng có thể xuất hiện khi bạn tiếp xúc, làm việc cùng với một số chất hóa học sau đó hoạt động dưới ánh nắng, ánh sáng mặt trời. Thu*c sát trùng, hóa chất tẩy rửa, hóa chất trong kem chống nắng, nước hoa… là những chất có khả năng gây kích ứng da và hình thành bệnh.
  • Chủng tộc: Bệnh viêm da tiếp xúc có thể xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào. Tuy nhiên một số chủng tộc như người da trắng sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Sử dụng Thu*c: Một số loại Thu*c chữa bệnh có thể khiến da nhạy cảm, kích ứng với ánh sáng và phát bệnh. Cụ thể các loại Thu*c giảm đau (ketoprofen), Thu*c kháng sinh (tetracycline), Thu*c chứa sulfa.
  • Yếu tố di truyền: Bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng xảy ra nhiều hơn ở những người có tiền sử gia đình mắc các bệnh viêm da.
  • Bệnh về da: Bệnh viêm da tiếp xúc có thể là hệ quả của một số vấn đề, bệnh về da như bệnh vảy nến, bệnh chàm, bệnh viêm da cơ địa…

Dấu hiệu nhận biết viêm da tiếp xúc ánh sáng

Da đỏ, có biểu hiện khô và bong tróc là dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng. một số trường hợp khác, vùng da tổn thương còn có dấu hiệu phát ban, phồng rộp, hình thành mụn nước kèm theo cảm giác đau rát và ngứa ngáy.

Triệu chứng toàn thân của bệnh gồm mất nước, cơ thể mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, ớn lạnh và sốt.

Một số ảnh hưởng lâu dài của bệnh:

    Vùng da bị tổn thương dày lên

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Khi nhận thấy cơ thể xuất hiện một trong những biểu hiện được liệt kê dưới đây, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và điều trị:

    Sưng mặt

Phương pháp điều trị viêm da tiếp xúc ánh sáng

Tùy thuộc vào mức độ tổn thương da và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng, bác sĩ chuyên khoa có thể hướng dẫn bạn áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà hoặc sử dụng Thu*c.

Biện pháp chăm sóc tại nhà

Tắm bằng nước mát hoặc sử dụng khăn ướt lau nhẹ chỗ bị viêm là những biện pháp có khả năng giảm đau và làm dịu nhanh tổn thương trên da, nhất là khi bệnh viêm da tiếp xúc ánh sáng khi mới bùng phát.

Đối với những vùng da có dấu hiệu phồng rộp và nổi mụn nước, người bệnh nên sử dụng nước mát để vệ sinh da sạch sẽ. Sau đó sử dụng khăn bông khô và sạch nhẹ nhàng thấm khô nước trên da. Bạn không nên chà xát mạnh bởi điều này có thể khiến mụn nước vỡ và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.

Sử dụng Thu*c điều trị

Đối với những trường hợp có da phồng rộp nghiêm trọng, viêm nặng, mụn nước nổi trên diện rộng, bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn sử dụng Thu*c cortisone dùng tại chỗ. Loại Thu*c này có tác dụng cải thiện nhanh tình trạng đau rát, ngứa ngáy và giảm viêm.

Trong trường hợp viêm da tiếp xúc ánh sáng gây đau rát nghiêm trọng, người bệnh có thể sử dụng Thu*c ibuprofen hoặc acetaminophen theo sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. cả hai loại Thu*c này đều có khả năng giảm đau tốt, mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh.

Nếu người bị viêm da tiếp xúc là trẻ nhỏ, ba mẹ không nên cho trẻ sử dụng Thu*c aspirin trong quá trình điều trị viêm da. việc dùng Thu*c cho trẻ cần có chỉ định của bác sĩ.

Ngoài việc áp dụng biện pháp chăm sóc tại nhà và dùng Thu*c, người bị viêm da tiếp xúc ánh sáng cần tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, chất hóa học và một số chất gây dị ứng khác. nếu phải hoạt động với ánh nắng, người bệnh cần che chắn kỹ càng. đồng thời thoa kem chống nắng có chỉ số spf từ 50 trở lên, có khả năng chống uva và uvb trước khi ra ngoài.

Chế độ sinh hoạt cho người bị viêm da tiếp xúc ánh sáng

Để hỗ trợ và rút ngắn thời gian điều trị bệnh, người bị viêm da tiếp xúc ánh sáng cần loại bỏ thói quen xấu và áp dụng một chế độ sinh hoạt phù hợp.

    Sử dụng Thu*c chữa bệnh theo chỉ định và hướng dẫn liều dùng từ bác sĩ chuyên khoa. Ngoài ra trong thời gian sử dụng Thu*c giảm đau, Thu*c kháng sinh, Thu*c chứa sulfa, Thu*c lợi tiểu… người bệnh cần tránh tiếp xúc với tia tử ngoại, ánh sáng mặt trời.

Biện pháp phòng ngừa viêm da tiếp xúc ánh sáng

Để phòng ngừa viêm da tiếp xúc ánh sáng, bạn có thể áp dụng những biện pháp sau:

    Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi trưa. Trong trường hợp cần phải hoạt động dưới ánh nắng, bạn nên bôi kem chống nắng và che chắn kỹ càng.

Nhìn chung viêm da tiếp xúc ánh sáng không phải là bệnh lý nguy hiểm khi sớm phát hiện và điều trị. người bệnh có thể dễ dàng kiểm soát bệnh lý bằng các phương pháp đơn giản. tuy nhiên nếu không điều trị hoặc điều trị chậm trễ, bệnh nhân sẽ có nguy cơ cao bị ung thư da. vì thế bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được chữa trị ngay khi biểu hiện đầu tiên của bệnh bùng phát.

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/viem-da-tiep-xuc-anh-sang)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY