Chuyên ngành hôm nay

Chuyên ngành

Viêm họng chớ coi thường

Viêm họng là một bệnh thường gặp, ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi; có thể do nhiễm virus hoặc vi khuẩn hoặc các tác nhân kích thích khác.

Những nguyên nhân nào gây viêm họng?

Viêm họng thường liên quan đến các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm thông thường và có đến 90% các trường hợp là do virus hoặc các tác nhân kích thích khác như không khí ô nhiễm, khói Thu*c lá, la hét... Khoảng 10% còn lại là do vi khuẩn (thường gặp là vi khuẩn streptococcal – do liên cầu) hoặc các điều kiện y tế khác như: Trào ngược acid dạ dày, các tổn thương phần sau của họng...

Khi bị viêm họng, người bệnh thường có các triệu chứng như: Ho hoặc hắt hơi, đau đầu, đau họng (nhất là khi nuốt), sổ mũi hoặc ngạt mũi, mệt mỏi, sốt, đỏ và sưng hạch hai bên cuống họng, khàn tiếng hoặc viêm thanh quản...

Nếu viêm họng do virus sẽ khỏi trong khoảng từ 7 – 10 ngày. Có thể dùng Thu*c hoặc các biện pháp không dùng Thu*c để làm giảm các triệu chứng của viêm họng. Cụ thể:

Dùng Thu*c giảm đau, hạ sốt như paracetamol, ibuprofen... sẽ làm giảm các triệu chứng đau và sốt (nếu có) của viêm họng. Các Thu*c kháng histamin như loratadin, desloratadin, cetirizine... sẽ giúp giảm tình trạng chảy nước mũi. Sử dụng các Thu*c antacid hoặc Thu*c ức chế bơm proton với những trường hợp viêm họng do sự trào ngược của acid dạ dày. Một số loại Thu*c nhỏ mũi co mạch sẽ giúp thông mũi trong trường hợp người bệnh bị ngạt mũi... Đây là những Thu*c người bệnh có thể mua không cần đơn của bác sĩ, nhưng cần lưu ý: Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng để dùng đúng liều theo khuyến cáo, số lần dùng trong ngày và cách uống Thu*c... để dùng Thu*c được an toàn và mang lại hiệu quả nhất.

Ngoài ra, có thể súc miệng nước muối ấm, ăn các loại thức ăn mềm, lỏng (tránh gây kích thích cổ họng); uống nhiều nước hoặc các loại chất lỏng giúp cho cổ họng được thông suốt (điều này giúp cho cổ họng được bôi trơn và ngăn ngừa tình trạng mất nước), nhưng tránh uống nước cam hoặc các loại nước trái cây có tính acid; tránh ăn các món chiên, nướng, cay, thức uống có cồn; hạn chế nói để giảm tổn thương cho họng; cần nghỉ ngơi nhiều, ngủ đủ giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng...

Nếu dùng các biện pháp trên 1 tuần không thấy đỡ, người bệnh cần đi khám để có điều trị thích hợp hơn. Đối với những người có bệnh tăng huyết áp, tim mạch, phụ nữ mang thai không được tự ý dùng các Thu*c trên.

Vi khuẩn Streptococcal gây viêm họng, gây biến chứng nguy hiểm.

Trong trường hợp viêm họng do vi khuẩn (viêm họng do liên cầu) cần phải dùng kháng sinh để điều trị. Vì vậy, khi có các dấu hiệu: Đau họng, nuốt thức ăn rất khó khăn; sốt cao; nổi hạch ở cổ, amidan đỏ và sưng; khó thở… đối với trẻ em còn có các triệu chứng như đau bụng, nôn, phát ban đỏ… người bệnh cần đi khám để xác định xem có nhiễm vi khuẩn hay không để được dùng kháng sinh thích hợp.

Một số Thu*c kháng sinh có thể dùng như penicillin, erythromycin... trong 5-10 ngày (tùy trường hợp cụ thể). Thu*c kháng sinh không chỉ có tác dụng diệt vi khuẩn mà còn có tác dụng ngăn ngừa các biến chứng của viêm họng do liên cầu gây nên như: Thấp khớp, viêm thận...

Người bệnh cần uống Thu*c theo chỉ định của bác sĩ và tái khám (nếu có). Không được tự ý bỏ Thu*c khi thấy giảm các triệu chứng của viêm họng. Vì việc bỏ Thu*c giữa chừng sẽ làm cho các triệu chứng của bệnh có thể quay trở lại và gây kháng Thu*c. Bất lợi thường gặp khi dùng kháng sinh là tiêu chảy, nên có thể sử dụng thêm các Thu*c chống tiêu chảy để giảm thiểu các tác dụng phụ nêu trên.

Tránh tiếp xúc với người bệnh), thường xuyên rửa tay bằng xà phòng (cách tốt nhất để ngăn ngừa sự lây lan của mầm bệnh), che miệng khi ho hoặc hắt hơi, tránh dùng chung các dụng cụ ăn uống với người bệnh. Ngoài ra, cần tránh các tác nhân gây kích thích như khói, bụi, Thu*c lá..

BS. Ngọc Bích

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/viem-hong-cho-coi-thuong-n151406.html)

Tin cùng nội dung

  • Súc miệng bằng nước muối loãng, uống chanh nóng pha mật ong hoặc trà thục quỳ, bỏ Thu*c lá… có thể giúp bạn làm dịu cơn đau họng.
  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY