Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Viêm mũi dị ứng lúc giao mùa: Chuyên gia nói về dấu hiệu và cách điều trị

Chị Hương – Hoài Đức, Hà Nội cho biết gia đình chị đã khổ sở vì viêm mũi dị ứng. Chị và 2 con gái cứ đến giao mùa là bị viêm mũi dị ứng rất khó chịu.

Ban đầu, chị Hương sợ bị xoang nhưng khi kiểm tra sức khỏe thì chỉ là viêm mũi dị ứng. Tuy nhiên,bệnh lai rai lâu khỏi. Khổ nhất là con chị, đi học phải mang theo hộp khăn giấy, bị bạn bè xung quanh tránh xa. Có lần, cô giáo còn gọi điện cho chị vì sợ cháu bị cúm lây cho bạn bè chị Hải phải đưa xét nghiệm cúm của con cô mới tin.

Viêm mũi dị ứng là gì?

Trao đổi về hiện tượng này, PGS. TS Nguyễn Thị Hoài An – Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi – Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, hiện công tác ở Bệnh viện An Việt cho biết, thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng.

Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu.

Theo PGS Nguyễn Thị Hoài An viêm mũi dị ứng là bệnh thường gặp nhất trong thời tiết giao mùa. Khi mới khởi phát, người bị viêm mũi dị ứng có thể cảm thấy ngứa ở mũi, họng, mắt hay ống tai. Tiếp theo sẽ là những cơn hắt hơi, kèm theo là ngạt mũi và chảy mũi dịch trong. Nếu bệnh nhân là trẻ em thì có thể không hắt hơi mà chỉ ngạt mũi và chảy mũi nước trong. Các cơn dị ứng thường đến đột ngột, sau đó hết rất nhanh và cơ thể trở về trạng thái bình thường. Bệnh viêm mũi dị ứng không nguy hiểm tới tính mạng, nhưng sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống cũng như công việc của bệnh nhân.

Dấu hiệu của viêm mũi dị ứng và cách điều trị

Các triệu chứng của viêm mũi dị ứng thường biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. Theo PGS An khi bị viêm mũi dị ứng do thời tiết như hiện nay chỉ điều trị tạm thời và hầu như không thể dứt điểm. Mặt khác, triệu chứng dễ nhầm với các bệnh hô hấp khác nên nhiều người tự mua Thu*c về uống. Đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị Thu*c khác chứ không phải là kháng sinh như mọi người vẫn nghĩ.

“Hiện môi trường sống của chúng ta chứa chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. Để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.

Để bệnh viêm mũi dị ứng không tái phát hoặc tấn công sang các thành viên khác trong gia đình, bạn cần giữ nhà cửa luôn khô sạch và thoáng khí. Trong nhà người bệnh không nên nuôi chó, mèo, thú cưng, trồng hoa tươi… Cần thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, để phòng thông thoáng, tránh nấm mốc”, bác sĩ Bệnh viện An Việt cho hay..

Ngoài ra, PGS Nguyễn Thị Hoài An còn khuyên, khi bị viêm mũi dị ứng cần tới gặp bác sĩ chuyên khoa để được điều trị chứ không nên tự ý mua Thu*c hay nghe theo các mẹo trên mạng để tránh tiền mất tật mang.

Theo An Bình/ Gia Đình Việt Nam

https://giadinhvietnam.com/viem-mui-di-ung-luc-giao-mua-chuyen-gia-noi-ve-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-d160771.html

Theo Gia Đình Việt Nam

Link bài gốc

Copy link

https://giadinhvietnam.com/viem-mui-di-ung-luc-giao-mua-chuyen-gia-noi-ve-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-d160771.html

Mạng Y Tế
Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/song-khoe-212/viem-mui-di-ung-luc-giao-mua-chuyen-gia-noi-ve-dau-hieu-va-cach-dieu-tri-377613)

Tin cùng nội dung

  • Mang thai là điều hạnh phúc của người phụ nữ. Cùng với những thay đổi về nội tiết trong lúc mang thai, thời kỳ này hệ miễn dịch của người phụ nữ kém đi rất nhiều.
  • Y học cổ truyền bàn đến viêm mũi dị ứng từ rất sớm trong phạm vi chứng “Tỵ cừu” với nguyên nhân chủ yếu là do phong tà gây nên trên cơ sở chính khí (sức đề kháng của cơ thể) suy nhược vì nhiều lý do khác nhau.
  • Cây ké đầu ngựa là cây mọc hoang khắp mọi miền nước ta, thường thấy ở các bãi đất hoang, bờ ruộng, bờ đường.
  • Có nhiều điểm chung về triệu chứng nên nhiều người bay bị nhầm lẫn cảm lạnh và viêm mũi dị ứng. Thế nhưng hai bệnh này lại khác về bản chất và do đó, phương pháp điều trị cũng khác nhau.
  • Con gái tôi năm nay 14 tuổi, cứ vào lúc thời tiết giao mùa là cháu hay bị hắt hơi xổ mũi rất khổ sở. Xin bác sĩ tư vấn cho tôi cách nào để hạn chế và phòng ngừa được căn bệnh khó chịu này?
  • Viêm mũi dị ứng tuy không gây nguy hiểm cho người bệnh nhưng bệnh thường kéo dài và gây nhiều phiền toái, khó chịu cho người bệnh.
  • Chảy nước mũi, hắt hơi từng tràng, ngứa mũi và nghẹt mũi là những triệu trứng điển hình của bệnh viêm mũi dị ứng (VMDU).
  • Tôi được biết loại máy của Đức (tên gọi là Medisana) điều trị viêm mũi dị ứng bằng phương pháp trị liệu quang học nhưng chưa biết độ tin cậy thế nào.
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiều người bị hen (suyễn), viêm mũi dị ứng do nhạy cảm với môi trường nhưng không biết rằng hai bệnh này liên quan với nhau.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY