Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Những bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa

Viêm mũi dị ứng, viêm họng, cảm cúm là những bệnh dễ mắc khi thời tiết giao mùa.

Thời tiết giao mùa, nhiệt độ giữa ngày và đêm chênh lệch nhau nhiều khiến cơ thể không thích ứng kịp, tạo điều kiện cho virus, vi khuẩn gây bệnh đường hô hấp hoạt động mạnh.

PGS TS Nguyễn Thị Hoài An thăm khám cho bệnh nhi.

PGS TS Nguyễn Thị Hoài An - Nguyên trưởng khoa Tai Mũi Họng Nhi - Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương, Giám đốc chuyên môn Bệnh viện An Việt, cho biết thời tiết này số bệnh nhân đến viện kiểm tra các bệnh lý tai mũi họng ngày càng tăng. Trong số đó có nhiều bệnh nhân đến viện khi đã gặp biến chứng của bệnh do không chẩn đoán sớm được triệu chứng ban đầu. Một trong số đó là những bệnh đưới đây:

Viêm mũi dị ứng

Bệnh thường gặp nhất trong thời tiết chuyển mùa là viêm mũi dị ứng với các triệu chứng như nghẹt mũi, chảy nước mũi, nước mắt. viêm mũi dị ứng gây khó chịu và phiền toái cho người bệnh tuy nhiên nhiều người hay có thói quen tự mua Thu*c về uống vì các triệu chứng giống như bệnh hô hấp. đây là sai lầm hại sức khỏe vì khi bị viêm mũi dị ứng bác sĩ sẽ điều trị Thu*c khác chứ không phải là kháng sinh.

Pgs an cũng cho biết hiện nay môi trường sống của chúng ta đang bị ô nhiễm, chất gây dị ứng trong không khí tương đối nhiều. để phòng viêm mũi dị ứng cách tốt nhất là tránh những tác nhân gây bệnh này.

Viêm họng

Bên cạnh viêm mũi dị ứng, bệnh viêm họng cũng được bác sĩ liệt vào căn bệnh phổ biến. pgs an cho biết triệu chứng đầu tiên của bệnh là đau họng khi nuốt nước bọt hay khi ăn, khàn tiếng, có những cơn ho do bị kích ứng ở đường hô hấp và có thể kèm theo cả sổ mũi.

Nguyên nhân gây bệnh do vi khuẩn hoặc do virus gây nên. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ dần nặng thêm và có thể dẫn đến viêm phổi, có những biến chứng cho cơ tim và van tim.

Khi có biểu hiện viêm họng, không tự ý mua Thu*c sử dụng vì phải tìm nguyên nhân để điều trị bệnh mới khỏi dứt điểm được.

Đối với trẻ em, trong điều kiện thời tiết thay đổi như hiện nay khi trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi có thể dùng nước muối S*nh l* NaCl 0,9% để làm vệ sinh mũi và dụng cụ hút mũi cho trẻ khi bé bị sổ mũi. Giữ ấm cho trẻ ở cổ và vùng tay chân.

Cảm cúm

Ngoài bệnh tai mũi họng, giám đốc chuyên môn bệnh viện an việt còn nhấn mạnh thêm bệnh cảm cúm không thể lơ là.

Do bệnh cảm cúm thường có nhiều biểu hiện nhẹ với các triệu chứng rất phổ biến như sốt, chóng mặt đau đầu, ho và đau họng, đôi khi nghẹt mũi, chán ăn và đặc biệt là bị chảy nước mũi và hắt hơi… nên nhiều người chủ quan cho rằng bệnh sẽ tự khỏi nên ít đến cơ sở y tế khám. tuy nhiên, nếu không điều trị hoặc điều trị quá muộn cũng có thể gây biến chứng nguy hiểm dẫn đến viêm phổi, suy hô hấp, nhất là với những người có sức đề kháng kém như phụ nữ có thai, người già, trẻ nhỏ, người mắc bệnh tim, phổi mạn tính, mắc bệnh suy giảm miễn dịch,…

Một số cách phòng tránh các loại bệnh giao mùa: Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng; Uống nhiều nước (đặc biệt là nước ấm); Tăng cường vận động; Tiêm phòng vaccine cúm; Giữ gìn vệ sinh cá nhân, nhà ở thông thoáng; Che mũi, miệng khi ho hoặc hắt hơi; Hạn chế thức ăn lạnh, giữ ấm cơ thể khi trời lạnh...

Theo Minh Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/nhung-benh-de-mac-khi-thoi-tiet-giao-mua-45422.html?fbclid=IwAR1zdXFxMOevuCCsVvJHZJ8x7UIY1VsHd6aazoBwaibzgbNklTANiBMeDpM

Theo Minh Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/nhung-benh-de-mac-khi-thoi-tiet-giao-mua/20210622083531007)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Thời tiết chuyển mùa, nhiều người bị hen (suyễn), viêm mũi dị ứng do nhạy cảm với môi trường nhưng không biết rằng hai bệnh này liên quan với nhau.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung, hay dịch cúm A/H5N1?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY