viêm quanh khớp vai thể đông cứng là một thể bệnh thường gặp của viêm quanh khớp vai. bệnh không chỉ hạn chế sự vận động của cơ thể mà còn có khả năng gây ra các biến chứng nguy hiểm khác. do đó nắm rõ các thông tin về tình trạng này sẽ giúp bệnh nhân chủ động hơn trong việc điều trị và dự phòng cho bản thân.
Để việc điều trị và dự phòng bệnh được diễn ra được an toàn và hiệu quả, nắm rõ các thông tin dưới đây về viêm quanh khớp vai thể đông cứng là điều cần thiết:
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng còn được gọi với những tên khác như viêm quanh khớp vai thể đông, viêm quanh khớp vai thể đông đặc. đặc trưng của tình trạng này là bao khớp vai bị dày lên, co cứng lấy khớp. điều này khiến cho lồi cầu không thể trượt trên ổ chảo của khớp vai và khiến cho khớp vai như bị đông cứng. hệ quả là nó gây đau và khiến cho sự vận động của cơ thể bị hạn chế.
Đây là một thể bệnh thường gặp của bệnh viêm quanh khớp vai. mức độ phổ biến của chứng viêm quanh khớp vai thể đông cứng chỉ đứng sau viêm khớp vai thông thường.
Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng vẫn chưa được xác định rõ. tuy nhiên, các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh được xác định là:
Bên cạnh đó, có những bệnh nhân bị viêm quanh khớp vai không xác định được nguyên nhân. với những người này, yếu tố gây bệnh có thể là do sự rối loạn của hệ miễn dịch, thời tiết hoặc do hệ thần kinh sinh dưỡng vùng khớp vai bị rối loạn.
Cũng tương tự như bệnh viêm quanh khớp vai nói chung, viêm quanh khớp vai thể đông đặc thường diễn tiến qua 3 giai đoạn, bao gồm: giai đoạn đau khớp vai, giai đoạn khớp vai đông cứng, giai đoạn tan đông. ở từng giai đoạn, bệnh sẽ gây ra các biểu hiện khác nhau. cụ thể:
Ở giai đoạn này, người bệnh sẽ có cảm giác đau khớp vai. Ban đầu, cảm giác đau chỉ ở mức độ nhẹ. Nhưng sau vài tuần hoặc vài tháng sau, cường độ đau tăng dần. Cơn đau sẽ xuất hiện ngay cả khi làm việc hoặc nghỉ ngơi và kéo dài cả tháng trời. Người bệnh sẽ cảm thấy đau bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy nhiên sẽ đau nhiều hơn về đêm.
Với giai đoạn đau khớp vai, sự vận động của các khớp vai vẫn chưa bị hạn chế. tuy nhiên, do đau nên làm giảm tầm vận động khớp, thực hiện các động tác như chải đầu, gãi lưng, đưa tay ra sau lưng rất khó khăn.
Nếu giai đoạn đau khớp vai diễn tiến khoảng 6 – 8 tháng, bệnh viêm quanh khớp vai sẽ chuyển sang thể đông cứng. ở giai đoạn này, sự vận động của các lớp bị hạn chế nhiều, bệnh nhân có cảm giác như chúng bị đông cứng lại. trong trường hợp cần thực hiện một động tác nào đó, bệnh nhân cần có sự giúp đỡ của những người khác. lúc này, khi muốn vận động cánh tay phải kéo theo sự vận động của xương bả vai và khớp ổ chảo – cánh tay dường như bị bất động. bệnh nhân sẽ không thể với tay lấy đồ vì không thể vận động khớp vai.
Ở cánh tay có khớp vai đông cứng, chức năng hoạt động khớp bị suy giảm trầm trọng. khớp càng bị đông cứng, cơn đau sẽ giảm dần. tuy nhiên, chúng sẽ không mất đi hoàn toàn. giai đoạn này thường kéo dài khoảng 2 – 6 tháng.
Chức năng vận động của khớp vai tăng dần nhưng ở mức độ chậm. Thông thường, cần phải mất từ 1 – 9 tháng để cho những khớp này vận động được một cách bình thường. Nhưng ở một số người, quá trình này cũng phải kéo dài đến cả năm.
Tuy nhiên, sau khi khớp vai hồi phục chức năng thì cơn đau vai sẽ lại xuất hiện. Nó có thể kéo dài đến tận vài tháng sau khi khớp hồi phục chức năng. Nhưng cơn đau sẽ không nặng như trước.
Việc chẩn đoán bệnh viêm quanh khớp vai thể đông đặc được thực hiện dựa trên các triệu chứng lâm sàng là chủ yếu. cụ thể bệnh nhân cảm thấy đau khớp vai, sự vận động của khớp vai bị hạn chế. nếu chụp x – quang không thấy xương khớp vai bị tổn thương. trường hợp chụp cộng hưởng phần khớp vai sẽ thấy các bao khớp dày lên và phù nề.
Viêm quanh khớp vai thể đông cứng được xem là một thể bệnh khá khó khăn trong việc điều trị. khi đã được chẩn đoán chính xác bệnh và mức độ bệnh, bệnh nhân có thể được chỉ định các biện pháp điều trị sau đây:
Việc sử dụng các loại Thu*c tây để chữa bệnh cũng cần phải dựa vào từng giai đoạn của bệnh để đưa ra các loại Thu*c phù hợp. Ở giai đoạn đầu, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân dùng các loại Thu*c giảm đau như: Paracetamol, Thu*c kháng viêm NSAID đường uống hoặc đường tiêm. Tuy nhiên, với những người đau nhiều kể cả ở giai đoạn đầu và cả giai đoạn tan đông, có thể được chỉ định dùng Thu*c Corticoid.
Đến giai đoạn đông khớp, bệnh nhân có thể sử dụng kết hợp các loại Thu*c Corticoid với các loại Thu*c tê trong bơm áp lực. Chúng sẽ được bơm vào ổ khớp nhằm bóc tách các xơ dính ở khu vực này. Khi được tiêm Thu*c, bệnh nhân sẽ có cảm giác như bao khớp bị rách nhưng không phải như vậy. Thực chất, nó là cảm giác chứng tỏ các điểm dính trong khớp được bóc tách.
Vị trí để tiêm Thu*c là mặt trước, ở dưới và ngoài mỏm quạ khoang khớp vai. Vì các vị trí này cần được xác định một cách chính xác. Do đó, cần tiến hành dưới sự hướng dẫn của siêu âm. Bởi khi xác định không đúng vị trí, việc điều trị có thể gây tác dụng ngược khiến bệnh nặng hơn. Thêm vào đó, trước khi tiến hành tiêm Thu*c cần phải vô khuẩn khi tiêm. Điều này sẽ giúp bệnh nhân tránh được biến chứng nhiễm khuẩn khớp vai.
Việc sử dụng các loại Thu*c nêu trên chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm, giúp giải phóng các bao khớp dính cứng. do đó, để các khớp vai có thể hồi phục được chức năng một cách nhanh chóng, bệnh nhân cần phải thực hiện các phương pháp vật lý trị liệu. với những người mắc thể bệnh này, vật lý trị liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng mà không một biện pháp nào có thể thay thế. vì chỉ khi tập các động tác vật lý trị liệu sớm, tập đúng và kiên trì trong thời gian dài thì khớp mới có khả năng hoạt động bình thường. thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định cho người bệnh các phương pháp trị liệu sau đây:
Nếu áp dụng các biện pháp điều trị nội khoa không đem lại hiệu quả. chức năng hoạt động của khớp vai bị suy giảm nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng các biện pháp can thiệp như:
Trên đây là các thông tin cần biết về bệnh viêm quanh khớp vai thể đông cứng và cách điều trị. nếu được điều trị sớm và đúng cách, bệnh ít khi gây nguy hiểm cho bệnh nhân. đồng thời, nó cũng sẽ giúp rút ngắn được thời gian điều trị, khớp vai cũng vì thế mà nhanh hồi phục chức năng hơn. do đó, hãy đi thăm khám và chữa trị sớm khi thấy cơ thể có những biểu hiện không bình thường.