Giải phẫu bệnh hôm nay

Giải phẫu bệnh là cơ sở thực hiện các xét nghiệm sinh thiết, tế bào học, khám nghiệm tử thi theo yêu cầu của khối lâm sàng. Khoa có nhiệm vụ tiếp nhận, cắt lọc bệnh phẩm, nhuộm tiêu bản, đọc các tiêu bản giải phẫu bệnh, hội chẩn. Nội dung hoạt động của khoa bao gồm: xét nghiệm tế bào học; xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học nhằm xác định và phân loại các bệnh lý và ung thư nhi khoa; sinh thiết lạnh phục vụ cho phẫu thuật phình đại tràng bẩm sinh, phẫu thuật các khối u và ung thư; tầm soát ung thư cổ tử cung trên phiến phết tế bào âm đạo,...

Viêm tử cung: rối loạn cấu trúc chức năng giải phẫu bệnh, xác định chẩn đoán điều trị

Ổ lao nguyên phát ở phổi hay ở ống tiêu hoá. Bệnh thường gặp ở tuổi sinh đẻ và thường kèm vô sinh.

Viêm nội mạc tử cung cấp

Viêm nội mạc tử cung thường do nhiễm trùng từ cổ tử cung lên. Viêm có thể xảy ra sau kinh nguyệt, sau nạo thai, sau sinh và dùng dụng cụ trong tử cung (nạo tử cung-đặt vòng Tr*nh th*i-khoét chóp).

Tác nhân gây viêm thường là liên cầu trùng, tụ cầu trùng, lậu cầu trùng và Clostridium welchii.

Vi thể:

Các bạch cầu đa nhân tập trung thành ổ trong mô đệm, tạo thành các ổ áp xe nhỏ hay ứ trong lòng các ống tuyến, làm vỡ ống tuyến.

Viêm nội mạc tử cung mạn tính không đặc hiệu

Viêm nội mạc tử cung mạn tính thường gặp trong sẩy thai (41%) trong viêm vòi trứng (25%), tử cung có vòng Tr*nh th*i (14%), và mới đậu thai (12%). Bệnh gây rong kinh rong huyết, huyết trắng có lẫn mủ, đau nhức tử cung, tăng tốc độ lắng hồng cầu và tăng bạch cầu trong máu.

Vi thể:

Nội mạc tử cung có thấm nhập nhiều tế bào viêm như tương bào, limphô bào. Tình trạng viêm làm các tuyến trưởng thành ở nhiều mức độ khác nhau, và các tế bào mô đệm biến dạng thành hình thoi nên khó đánh giá giai đoạn nội tiết của nội mạc.

Viêm nội mạc tử cung có thể kèm viêm cổ tử cung do lậu cầu trùng hay Chlamydia trachomatis.

Viêm đặc hiệu nội mạc tử cung

Viêm do Mycoplasma

Thường là Mycoplasma urealyticum, thường lây truyền qua đường Sinh d*c. Bệnh có thể gây ra vô sinh và sẩy thai, với hình thành các ổ nhỏ limphô bào, tương bào và bạch cầu đa nhân, nằm trong mô đệm và sát lớp nội mạc bề mặt.

Lao

50-75% trường hợp lao Sinh d*c có lao nội mạc tử cung. Ổ lao nguyên phát ở phổi hay ở ống tiêu hoá. Bệnh thường gặp ở tuổi sinh đẻ và thường kèm vô sinh.

Vi thể:

Tổn thương lao thường nằm ở phần giữa và phần nông của lớp nội mạc và cần hai tuần để hình thành đầy đủ nang lao. Do đó, chẩn đoán lao nội mạc khó khăn do nội mạc tróc ra hàng tháng, thường dựa trên mẫu nạo lấy trong giai đoạn chế tiết trễ.

Nấm

Nội mạc tử cung có thể viêm do nhiễm nấm (Blastomyces dermatidis, Coccidioides immitis, Candida albicans, Cryptococcus glabratus).

Virus

Nội mạc tử cung có thể bị nhiễm HSV (Herpes simplex virus), CMV (cytomegalovirus) và HPV (human papilloma virus). HSV và CMV có thể bị nhiễm lúc mới sinh, và CMV có thể gây sẩy thai tự nhiên.

Trong nhiễm HSV, các tế bào tuyến có nhân phì đại, với các thể vùi tròn, ưa eosin và bao quanh bởi một vòng sáng. Mô đệm bị hoại tử.

Trong nhiễm CMV, các tế bào thượng mô phì đại, bào tương mờ, có chứa các thể vùi tròn ái kiềm trong nhân. Mô đệm thấm nhập tương bào.

Đôi khi nội mạc có condylom lan tỏa, do bị lây nhiễm HPV từ cổ tử cung.

Ký sinh trùng

Do Schistosoma, Enterobius vermicularis, Echinococcus granulosus, hay Toxoplasma gondii. Bệnh thường gặp ở Trung Mỹ, Phi Châu và Á Châu. Bệnh nhân thường bị vô kinh và vô sinh. Nhiễm Toxoplasma gondii có thể gây sẩy thai liên tiếp.

Bệnh có dạng nhiễm trùng hạt với các limphô bào, tương bào, bạch cầu đa nhân ái toan và mô bào xắp xếp thành nang. Có khi nội mạc tử cung bị loét và thay thế bởi mô hạt. Chẩn đoán dựa vào phát hiện các trứng trong mẫu thử hay trên phết tế bào âm đạo-cổ tử cung. Toxoplasma được phát hiện bằng miễn dịch huỳnh quang.

Viêm nội mạc do dị vật

Bột phấn talc hay dị vật có thể gây ra phản ứng viêm hạt nội mạc tử cung. Talc có trong dụng cụ hay găng tay khi thăm khám vùng chậu. Bệnh không có triệu chứng hoặc gây thống kinh. Các mô bào và đại bào ăn dị vật bao quanh các tinh thể talc, cùng với limphô bào và tương bào. Các tinh thể talc có dạng như cây kim khâu, phản chiếu ánh sáng khi quan sát ở kính hiển vi phân cực.

Viêm nội mạc do Haemophilus vaginalis hay Trichomonas

Trong viêm do Haemophilus vaginalis hay Trichomonas nội mạc có thể có nhiều bọc mỏng, lót bởi các tế bào dẹp và có đại bào nhiều nhân.

Bệnh malacoplakia

Bệnh do nhiễm Escherichia coli ở bệnh nhân mà tế bào đơn nhân và đại thực bào không có khả năng thực bào. Các vi trùng tồn tại và tạo thành các thể hoá vôi tròn nằm trong và ngoài tế bào, gọi là thể Michaelis Gutman. Ngoài ra, nội mạc có tổn thương cứng chắc, thấm nhập mô bào, bào tương sáng hay ưa eosin (tế bào von Hansemann).

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/bggiaiphaubenh/giai-phau-benh-viem-tu-cung/)

Chủ đề liên quan:

giải phẫu bệnh viêm tử cung

Tin cùng nội dung

    Dữ liệu đang được cập nhật, vui lòng quay lại sau!
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY