Tin tức hôm nay

Tin tức

Viết giấy xin vào khu cách ly để phòng ngừa COVID-19

Đó là trường hợp của Lim Kyong Suk (SN 1981, người Hàn Quốc) viết giấy tự nguyện vào khu cách ly tập trung ở quận 2 (TP Hồ Chí Minh). Một trong những lý do Lim xin ở lại là vì ở đây được chăm sóc rất tốt.

Ngày 1/3, Lim Kyong Suk từ Hàn Quốc đến TP Hồ Chí Minh trong chuyến bay cuối cùng từ Hàn Quốc đến sân bay Tân Sơn Nhất. Lim được đưa đến khu cách ly tập trung ở quận 2 trên đường Nguyễn Thị Định, phường Cát Lái.

Các y bác sĩ chăm sóc và kiểm tra sức khoẻ người được cách ly

Theo các bác sĩ ở đây, Lim Kyong Suk từ Hàn Quốc đến nhưng không phải từ tâm vùng dịch Daegu và tỉnh Bắc Gyeongsang nên cơ quan y tế thực hiện biện pháp cách ly tại nhà. Ngày 4/3 cô đã viết giấy tự nguyện xin vào khu các ly tập trung để được bác sĩ theo dõi, nhằm đảm bảo sức khoẻ bản thân cũng như những người xung quanh trong trường hợp nếu không may cô bị nhiễm COVID-19. “Ở đây tôi được các bác sĩ chăm sóc rất tốt, nhiệt tình, vui vẻ; được ăn uống đầy đủ, trung tâm sạch sẽ, thoáng mát, còn khi về nhà, tôi chỉ có một mình nên sẽ gặp không ít khó khăn trong việc tự theo dõi. Nhất là khi tôi không biết mình có bị nhiễm bệnh hay không, nên cách tốt nhất là tôi ở đây để bác sĩ có chuyên môn theo dõi và kịp thời xử lý khi cần thiết. Hết 14 ngày mà tôi không bị nhiễm virus Corona thì lúc đó tôi mới yên tâm về nhà”, Lim Kyong Suk cho biết.

Lim là chuyên gia một cơ quan của Hàn Quốc đã sinh sống ở Việt Nam nhiều năm nay và thuê căn hộ ở quận 2 để ở. Tết vừa qua cô về Hàn Quốc đón Tết cùng gia đình và quay lại TP Hồ Chí Minh để tiếp tục công việc. Nhưng đang trong mùa dịch, cách tốt nhất là cô ở tại trung tâm cách ly tập trung, ở đây được chăm sóc chu đáo nên cô yên tâm.

Bác sĩ Trần Văn Khanh, Giám đốc Bệnh viện quận 2, phụ trách trung tâm cách ly tập trung của quận 2 cho biết, ngày 4/3, đại diện Lãnh sự quán Hàn Quốc đã đến đây để thăm hỏi, động viện và hỏi xem công dân của họ có cần hỗ trợ gì không. Sau khi trao đổi với công dân của họ đang dược cách ly tại đây, đại diện Lãnh sự quán nói rất vui mừng khi công dân của họ ở đây được chăm sóc chu đáo, cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ…

Tại đây, cũng có một gia đình 3 người, trong đó chồng là người Hàn Quốc, vợ người Việt Nam và một con trai còn nhỏ. Chị P.H.HHH cho biết, gia đình chị về Việt Nam và được ở khu cách ly tập trung này. Ở đây rộng rãi, thoáng mát, 2 mẹ con ở 1 phòng, chồng chị ở 1 phòng. Các y bác sĩ nhiệt tình, vui vẻ và kịp thời hỗ trợ người được cách ly khi có yêu cầu. “Tôi thấy suất ăn ngon và đầy đủ dinh dưỡng, được cấp đầy đủ trang bị cần thiết như: khẩu trang, khăn, dép, áo quần khu cách ly, kem đánh răng, bàn chải, nước uống… Ở đây như đi nghỉ dưỡng, được nhân viên y tế tận tình chăm sóc và theo dõi sức khoẻ”, chị H vui vẻ nói.

Lãnh sự quán Hàn Quốc đến thăm hỏi công dân của họ tại trung tâm cách ly tập trung quận 2

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh, hiện ngoài 2 khu cách ly kiểm dịch cấp thành phố ở huyện Củ Chi và Nhà Bè, hiện nay mỗi quận, huyện của thành phố đều có 1 khu cách ly kiểm dịch tập trung, với quy mô nhỏ nhất là 20 giường, lớn hơn có thể trên 100 giường.

Đến ngày 5/3, có 325 trường hợp đang được cách ly tại Khu cách ly tập trung của TP Hồ Chí Minh, gồm: 239 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Củ Chi; 65 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại huyện Nhà Bè; 21 trường hợp tại Khu cách ly tập trung của thành phố tại Bệnh viện quận 7 (cũ).

Số người được cách ly tại các cơ sở cách ly tập trung của quận, huyện là 277 trường hợp, hiện đã có 60 người kết thúc thời gian theo dõi 14 ngày, còn 216 người đang tiếp tục được theo dõi. Số người được cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 3.512 trường hợp, hiện đã có 3.011 trường hợp hết thời gian theo dõi, còn 501 trường hợp đang tiếp tục được theo dõi.

Bác sĩ Lê Hồng Nga, Trưởng Khoa Bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hồ Chí Minh cho biết, cách ly kiểm dịch được chỉ định đối với những người đến từ hoặc đi qua vùng dịch (được xem như người nghi nhiễm) với mục đích theo dõi sát sức khỏe của họ, kịp thời hỗ trợ y tế cho họ và hạn chế sự lây bệnh ra cộng đồng.

Các y bác sĩ miệt mài làm việc trong khu cách ly tập trung quận 2

Có 2 hình thức cách ly kiểm dịch gồm cách ly tại nhà và cách ly tập trung. Việc cách ly tập trung được thực hiện tại khu cách ly của quận, huyện hoặc thành phố. Thời gian cách ly người từ vùng dịch để phòng lây nhiễm cho người khác là 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh Việt Nam.

Người được cách tập trung được cung cấp miễn phí những đồ dùng vệ sinh cá nhân thiết yếu như bàn chải và kem đánh răng, khăn, khăn giấy, ly và bình uống nước riêng, xà bông rửa tay, dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

Về ăn uống, người được cách ly được phục vụ ăn uống 3 bữa/ngày. Mỗi ngày, người cách ly tập trung được nhân viên y tế theo dõi sức khỏe 2 lần. Nếu có phát hiện các triệu chứng nghi ngờ bệnh, sẽ được chuyển đến bệnh viện đề chẩn đoán và xét nghiệm.

Ở trong khu cách ly, mỗi người cũng ở cách xa nhau nên không có chuyện sợ lây chéo nếu không may có người bị nhiễm COVID-19.

Theo các chuyên gia y tế, thực tế thì cách ly là phương pháp phòng ngừa tối đa trong mọi tình huống có thể lây lan. Bằng việc cách ly, công tác phòng chống dịch bệnh sẽ được thực hiện một cách tốt nhất.

Như vậy, sự thật ở trong khu cách ly giống như đi nghỉ dưỡng, được chăm sóc chu đáo, bác sĩ thăm khám sức khoẻ cẩn thận và miễn phí hoàn toàn. Đồng thời, cũng là để bảo vệ chính bản thân người được cách ly và người thân cũng như cộng đồng.

Nguyễn Cảnh

Mạng Y Tế
Nguồn: Công an nhân dân (http://cand.com.vn/y-te/Viet-giay-xin-vao-khu-cach-ly-de-phong-ngua-COVID-19-584393/)

Tin cùng nội dung

  • Chứng rối loại tiêu hóa (RLTH) dễ đưa đến các hệ lụy xấu cho sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi (NCT). Hầu hết RLTH có thể phòng ngừa được nếu thực sự quan tâm đúng mức.
  • Alzheimer là bệnh gây mất trí nhớ phổ biến ở nhóm người cao tuổi. Việc điều trị bệnh này vẫn còn hạn chế nên việc phòng ngừa đóng một vai trò quan trọng. Tạp chí SDC của Singapore vừa giới thiệu 7 nguyên tắc cơ bản về phòng tránh bệnh này.
  • Ở người cao tuổi, các chức năng đều suy giảm, trong đó, viêm phế quản mạn tính là một bệnh lý thường gặp nhưng lại chưa có sự chủ động phòng ngừa từ phía người bệnh. Vì vậy, cần tích cực phòng ngừa để người cao tuổi có thể nâng cao chất lượng sống và không phải lo đến bệnh mạn tính của mình.
  • Mãn kinh là một hiện tượng S*nh l* tự nhiên, thường xảy ra ở phụ nữ lứa tuổi từ 50 - 55. Trong quá trình mãn kinh, người phụ nữ thường có những thay đổi về tâm - S*nh l* có thể ảnh hưởng đến sức khỏe,
  • Tôi năm nay 50 tuổi, gần đây tôi thấy hay tê tay chân và đêm nằm hay bị chuột rút.
  • Chấn thương mắt cần được xử lý nghiêm ngặt vì vết thương hở từ các vật đâm xuyên có thể nhanh chóng dẫn tới nhiễm trùng, đe dọa thị lực.
  • Không dùng lại toa Thu*c cũ. Khi đột quỵ không tự ý uống Thu*c hạ áp, cần đặt bệnh nhân nằm nghiêng đầu sang một bên để đường thở thông thoáng và đưa đi cấp cứu.
  • Do chủ quan mà rất nhiều người không chú ý đến bệnh đau dạ dày của mình, đến khi cảm thấy khó chịu, đau đớn mới đi khám thì bệnh trở nên trầm trọng, khó cứu vãn.
  • Trời mưa, đặc biệt là trong cơn giông, sét đánh hoặc điện giật là những tai họa cần lưu tâm, nhất là đối với trẻ em.
  • Loãng xương là một tình trạng thường gặp khi cấu trúc xương trở nên yếu, ảnh hưởng đến cả nam giới và nữ giới, chủ yếu ở người lớn tuổi. Một số bước để giảm nguy cơ loãng xương.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY