Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam bảo vệ thành quả bước đầu trong cuộc chiến chống COVID-19

(MangYTe)-Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 35 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng.

Theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến nay đã 35 ngày Việt Nam không có ca mắc COVID-19 ở cộng đồng.

Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 21/5: Đã 35 ngày Việt Nam bảo vệ đựơc thành quả bước đầu trong công cuộc chống dịch COVID-19 là không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tính đến 6h ngày 21/5: Việt Nam có tổng cộng 184 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay. Tính đến sáng nay cũng bước vào ngày thứ 3, Việt Nam chưa ghi nhận ca bệnh nhập cảnh, kể từ 4 ca bệnh trờ về từ Nga và Mỹ được công bố chiều ngày 18/5

Tính từ 18h đến 6h ngày 21/5: 0 ca mắc mới.

Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 12.987, trong đó:

- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 307

- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 7.633

- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 5.047

Về tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19:

Đến thời điểm này có 264 ca bệnh/324 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, chiếm 82% tổng số ca bệnh COVID-19 ở nước ta. 60 bệnh nhân còn lại đang được điều trị tại 9 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Trong đó, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đang điều trị nhiều nhất với 27 ca; Bệnh viện đa khoa Bạc Liêu là 17 ca; Bệnh viện đa khoa Thái Bình là 6 ca...

Tính đến sáng ngày 21/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ tại các cơ sở y tế, hiện có 3 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 5 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.

Về tình hình sức khoẻ của bệnh nhân nặng 91 (nam phi công người Anh, 43 tuổi) đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh, hiện tại, tình trạng bệnh nhân không sốt, mạch và huyết áp ổn định, chức năng phổi cải thiện, đang tiếp tục thở máy. Bệnh nhân tiếp tục sử dụng kháng sinh, kháng nấm, tiên lượng còn nặng.

Tuy nhiên, kết quả 5 lần xét nghiệm liên tiếp từ ngày 7/5 đến nay, bệnh nhân này đã âm tính với virus SARS-CoV-2. Kết quả xét nghiệm đối chứng của Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh với các mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân này cũng tương tự.

Đến ngày 21/5, bệnh nhân đã trải qua 2 tháng 3 ngày điều trị tại Bệnh viện Bệnh Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh (bệnh nhân này sắp được chuyển sang Bệnh viện Chợ Rẫy điều trị hồi sức tích cực và có nhiều chuyên khoa kết hợp); bệnh nhân hiện vẫn tiếp tục ECMO ngày thứ 44. Sự sống của bệnh nhân hiện gần như phụ thuộc vào ECMO.

Việc ghép phổi cho bệnh nhân này chỉ có thể thực hiện khi đảm bảo các yêu cầu về cả sức khoẻ và các điều kiện liên quan.

TTXVN

Mạng Y Tế
Nguồn: Sài gòn đầu tư (https://saigondautu.com.vn/suc-khoe/viet-nam-bao-ve-thanh-qua-buoc-dau-trong-cuoc-chien-chong-covid19-80502.html)

Tin cùng nội dung

  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Túi Thuốc Đông y được chế tạo đơn giản bằng cách dùng vải mềm khâu thành túi với kích thước phù hợp, bỏ các dược liệu vào bên trong, khâu kín lại rồi đeo vào người, gối đầu, treo trong nhà hoặc phòng làm việc.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Những bước đơn giản sau đây sẽ giúp chúng ta giữ gìn đôi mắt khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ bị mất thị lực trong tương lai.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Bộ phận nhạy cảm này đóng vai trò quan trọng trong việc giữ gìn thể chất khỏe mạnh, đời sống T*nh d*c như ý của các chị em.
  • Chất độc hại bao gồm các hóa chất, sản phẩm gia dụng, Thu*c trừ sâu và các loại mỹ phẩm. Bảo vệ con bạn và đưa trẻ tránh xa các chất độc hại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY