Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Việt Nam chữa khỏi hơn 80% số ca bệnh COVID-19

Chiều 20/5, Bộ Y tế cho biết, đã qua ngày thứ 34 Việt Nam không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng. 264 bệnh nhân đã được chữa khỏi, tương ứng với tỷ lệ khỏi bệnh đạt 82%. Hiện còn 60 bệnh nhân đang điều trị tại các cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.

Phát biểu tại Khoá họp thứ 73 Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) được tổ chức trực tuyến lần đầu tiên trong lịch sử tổ chức này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, hơn bao giờ hết, các nước cần tăng cường đoàn kết quốc tế, huy động các nguồn lực, ứng phó hiệu quả với đại dịch COVID-19.

Với phương châm “chống dịch như chống giặc”, Việt Nam huy động sự tham gia của chính quyền các cấp, hệ thống y tế quốc gia, các nhà khoa học, sự hỗ trợ của lực lượng quân đội…, cùng kiên quyết thực hiện cách ly tập trung, kết hợp giữa kiểm soát nguồn lây, truy tìm tiếp xúc, xét nghiệm và điều trị. Chính phủ chấp nhận “hy sinh lợi ích kinh tế trong ngắn hạn để bảo vệ sức khỏe và sự an toàn của người dân”. Các chính sách và biện pháp chống dịch của Chính phủ được người dân tham gia ủng hộ.

Cơ bản kiểm soát tốt dịch COVID-19, Việt Nam đã bước sang trạng thái “bình thường mới”, vừa tập trung phục hồi, phát triển kinh tế, vừa không chủ quan trong phòng, chống dịch hiệu quả.

Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 đánh giá, mặc dù trong hơn 1 tháng qua, Việt Nam không ghi nhận trường hợp mắc mới lây nhiễm trong cộng đồng, nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng hiện nay rất thấp nhưng vẫn còn tiềm ẩn. Dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp, khó lường ở nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới, nguy cơ xâm nhập vào Việt Nam trong thời gian tới cũng gia tăng, khi các cơ quan chức năng Việt Nam, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các hãng hàng không trong nước sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay đưa công dân về nước trên cơ sở diễn biến dịch bệnh trong nước và quốc tế, nguyện vọng về nước của công dân và năng lực cách ly tại các địa phương.

Việt Nam vẫn duy trì chiến lược phòng chống dịch từ trước đến nay đó là ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch triệt để. Tất cả công dân nhập cảnh về nước đều được cách ly, xét nghiệm, khi về nhà thì vẫn phải theo dõi sức khỏe.

Khi nào nên đi khám tầm soát ung thư vú

Theo tổ chức y tế thế giới WHO, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư vú trên thế giới ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Ở Việt Nam ung thư vú đứng hàng đầu về tỷ lệ mắc và hàng thứ 3 về tỷ lệ Tu vong ở nữ giới.

Dấu hiệu nhận biết căn bệnh ung thư 'sát thủ' khiến 15.000 người Việt Tu vong mỗi năm

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân đến với dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, đau có thể lan ra sau lưng kèm theo bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và cảm giác nóng rát.

Bé 4 tháng tuổi co giật, sùi bọt mép vì Thu*c chữa tiêu chảy mua tại phòng khám tư

Bé gái 4 tháng tuổi sau khi uống Thu*c 2 ngày đã không đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường. Đến tối 15/5/2020 trẻ xuất hiện tình trạng co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng. Lúc này gia đình mới đưa cháu vào Trung tâm y tế địa phương.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/viet-nam-chua-khoi-hon-80-so-ca-benh-covid19-1660922.tpo)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY