Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Việt Nam đã sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon?

Ngày 29/12 tại Hà Nội, Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ Tài nguyên và Môi trường - TNMT )phối hợp với Ngân hàng Thế giới tổ chức Hội nghị tổng kết dự án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại Việt Nam”.

Qua 5 năm thực hiện, dự án “chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại việt nam” đã có những bước chuẩn bị cơ bản, tạo tiền đề cho việc hình thành các chính sách về thị trường các-bon.

Tiến sĩ Tăng Thế Cường - Cục trưởng Cục Biến đổi Khí hậu (Bộ TN&MT) phát biểu khai mạc hội nghị.

Nhằm giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hiệu quả nhất, định giá các-bon đã và đang là lựa chọn của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. năm 2012, việt nam trở thành thành viên của “chương trình sẵn sàng tham gia thị trường các-bon quốc tế” và năm 2015 dự án “chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại việt nam” được triển khai thực hiện nhằm tăng cường năng lực xây dựng các công cụ định giá các-bon, tạo điều kiện cho việc hình thành thị trường các-bon ở việt nam.

Định giá các-bon là một cách tiếp cận nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính (knk) hiệu quả thông qua việc sử dụng các cơ chế thị trường để chuyển chi phí phát thải cho các nguồn phát thải theo nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”. theo đó các cơ sở phát thải phải chịu trách nhiệm trả chi phí do đã phát thải knk vào khí quyển.

Mục tiêu của định giá các-bon là hạn chế việc phát thải KNK, đồng thời mang lại các lợi ích về hạn chế ô nhiễm môi trường, bảo vệ sức khỏe con người, góp phần tạo ra doanh thu và thúc đẩy đổi mới công nghệ tại các cơ sở phát thải KNK. Do vậy, những lợi ích của định giá các-bon là rất đáng kể, mang lại ba lợi ích chính: Bảo vệ môi trường; thúc đẩy đầu tư vào công nghệ sạch và tăng nguồn thu cho ngân sách.

Các đại biểu tham dự hội nghị.

Trong khuôn khổ dự án vnpmr, nhiều nghiên cứu chuyên sâu nhằm đề xuất chính sách, công cụ quản lý nhà nước về thị trường các-bon đã được đề xuất, bao gồm cơ chế tạo tín chỉ, hệ thống giao dịch phát thải (ets), phí/thuế các-bon và cơ chế chứng chỉ xanh.

Dự án cũng đề xuất lộ trình cho từng cơ chế. theo đó, cơ chế tạo tín chỉ từ năm 2021-2025 sẽ xây dựng thể chế, kỹ thuật, pháp luật; từ năm 2026-2030: thực hiện cơ chế tạo tín chỉ trong nước.

Về hệ thống giao dịch phát thải ets, từ năm 2021-2026 sẽ xây dựng thể chế, kỹ thuật, pháp luật; từ năm 2027-2028 thực hiện giao dịch tự nguyện (ets giai đoạn 1) và trong 2 năm 2029-2030 sẽ thực hiện giao dịch bắt buộc (ets giai đoạn 2)

Về vẫn đề thuế/phí các-bon, từ năm 2021-2023 sẽ sửa đổi luật về phí, lệ phí, ban hành phí các-bon. đến năm 2024 sẽ tiến hành thu phí các-bon và đến năm 2025-2026 sẽ xây dựng luật thuế các-bon. còn về cơ chế chứng chỉ xanh thì từ năm 2021 đến năm 2026 sẽ xây dựng thể chế, kỹ thuật, pháp luật. từ năm 2027 sẽ tiến hành giao dịch các chứng chỉ xanh.

Trong khuôn khổ hợp phần 2 của dự án, nhằm tiến tới việc tạo tín chỉ các-bon trong lĩnh vực xử lý chất thải rắn, khuyến khích các cơ sở tham gia giảm phát thải, tạo tín chỉ các-bon, bộ xây dựng, trong khuôn khổ dự án vnpmr đã xây dựng quy trình mrv, hướng dẫn kỹ thuật về các hành động giảm nhẹ phát thải knk trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn. đây là hoạt động quan trọng, là khung hướng dẫn cơ bản để đo đạc, báo cáo và thẩm định lượng knk giảm được, từ đó tính toán số tín chỉ các-bon mà các cơ sở tạo ra trong lĩnh vực quản lý chất thải rắn.

Trong khuôn khổ dự án vnpmr, bộ công thương đã khảo sát các cơ sở sản xuất thép, xây dựng cơ sở dữ liệu và báo cáo hiện trạng phát thải knk trong lĩnh vực sản xuất thép tại việt nam. bên cạnh đó, các chuyên gia cũng đã xây dựng hướng dẫn mrv trong giảm nhẹ phát thải knk, ứng dụng công cụ thị trường trong lĩnh vực sản xuất thép và đề xuất hướng dẫn kỹ thuật thực hiện kế hoạch giảm nhẹ phát thải knk nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất thép có công cụ để tính toán, lựa chọn giải pháp giảm phát thải phù hợp nhất, cho thu hồi vốn nhanh và hiệu quả.

Ông lương quang huy, điều phối viên dự án vnpmr cho biết: “để hình thành, phát triển thị trường các-bon ở việt nam, đầu tiên chúng ta phải đánh giá một cách toàn diện tác động đến kinh tế - xã hội - môi trường, cũng như hoạt động của doanh nghiệp. thứ hai là chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã áp dụng các công cụ định giá các-bon và phát triển thị trường các-bon. thứ ba, chúng ta phải xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của việt nam và thông lệ quốc tế. cuối cùng, chúng ta phải đảm bảo rằng có một hệ thống tương đối toàn diện, bắt đầu từ các hoạt động thí điểm, tiến tới vận hành đầy đủ thị trường các-bon ở việt nam và kết nối với thị trường thế giới trong tương lai. tất nhiên chúng ta hiện nay mới đang ở những bước đầu tiên. chúng ta vẫn còn rất nhiều việc phải làm đối với các nội dung trong phạm vi dự án vnpmr”.

Toàn cảnh hội nghị.

Thảo luận tại hội nghị, đại diện doanh nghiệp việt nam cho rằng, thị trường các-bon có quan hệ trực tiếp đến các doanh nghiệp nghiệp trong nước nên cần phải có sự tham gia của đại diện cộng đồng doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp trong danh sách dự kiến “bắt buộc” phải tham gia vào thị trường các-bon.

Một điểm đáng lưu ý nữa là việc các doanh nghiệp - đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp đã và đang chịu thuế môi trường, để tránh việc chồng chéo các loại thuế phí và làm rõ hơn về cơ chế tham gia thị trường các-bon thì cần xem xét lại quy trình về thuế phí các-bon và xây dựng luật các-bon. bởi theo dự án thì doanh nghiệp sẽ phải đóng phí, thuế trước khi xây dựng luật các-bon.

Có thể thấy rằng, để tiến tới xây dựng thị trường các-bon còn nhiều việc phải làm. dẫu biết rằng, việc thực hiện thỏa thuận paris (cam kết kiểm soát knk chống biến đổi khí hậu) mà việt nam đã cam kết là chắc chắn và phải nhanh chóng triển khai nhưng cần phải có sự đồng thuận hơn nữa trong cộng đồng doanh nghiệp. đặc biệt là tính minh bạch trong việc đánh giá cụ thể đối với từng doanh nghiệp về lượng phát thải knk, chất thải các loại. cần làm rõ trách nhiệm và lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia thị trường các-bon và tránh dùng những từ ngữ như “bắt buộc”, “tự nguyện” để phân biệt doanh nghiệp bởi điều này có thể gây ra sự phản cảm trong cộng đồng doanh nghiệp.

Dự án “Chuẩn bị sẵn sàng cho xây dựng thị trường các-bon tại Việt Nam” được tài trợ bởi Đối tác về sẵn sàng tham gia thị trường các-bon quốc tế, ủy thác qua Ngân hàng Thế giới. Cơ quan chủ quản dự án là Bộ Tài nguyên & Môi trường, các cơ quan phối hợp chính gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Công Thương và Bộ Xây dựng.

Tùng Dương

5 năm cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Những lời hứa hẹn trống rỗng

5 năm cuộc chiến chống biến đổi khí hậu: Những lời hứa hẹn trống rỗng

Tại Thượng đỉnh Tham vọng khí hậu, do Paris, Luân Đôn và Liên Hiệp Quốc (LHQ) đồng tổ chức ngày 12/12 nhằm thúc đẩy trở lại cuộc chiến chống biến đổi khí hậu, Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres kêu gọi thế giới “tuyên bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu”, bởi thế giới hiện giờ vẫn chưa đi đúng con đường để có thể đạt mục tiêu giữ nhiệt độ Trái đất không tăng quá 2°C như mục tiêu ấn định trong Thỏa thuận khí hậu Paris 2015. Ông Guterres cho rằng các nước mới chỉ dừng lại ở những con số báo cáo chứ chưa có hành động cụ thể, thiết thực.

Vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp cho trẻ em

Vì một Việt Nam xanh, sạch, đẹp cho trẻ em

Ngày 19/11, tại bắc giang, bộ giáo dục và đào tạo (gd&đt) phối hợp với quỹ nhi đồng liên hợp quốc unicef tại việt nam tổ chức lễ mít tính hưởng ứng ngày trẻ em thế giới (20/11) với chủ đề “vì một việt nam xanh, sạch đẹp cho trẻ em”.

Biokerosen - Nhiên liệu giảm phát thải cacbon trong ngành hàng không?

Biokerosen - Nhiên liệu giảm phát thải cacbon trong ngành hàng không?

Với mức tiêu thụ khoảng 363 tỉ lít (Gl) mỗi năm, hiện nay lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính (GES) của ngành hàng không đã chiếm khoảng 22% lượng khí thải toàn cầu. Bên cạnh đó, việc kiểm soát lượng khí thải đang là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội.

Hướng tới thị trường năng lượng cacbon thấp

Hướng tới thị trường năng lượng cacbon thấp

Trong chiến lược đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước mắt và tương lai gần cần một lúc giải quyết nhiều vấn đề một cách đồng bộ, đặc biệt là các yếu tố về môi trường, công nghệ, cơ chế, chính sách phù hợp với quy hoạch là quan điểm chung của nhiều chuyên gia kinh tế, nhà quản lý, đại diện doanh nghiệp tại “Diễn đàn Năng lượng Việt Nam: Hiện tại và tương lai” do Ban Kinh tế Trung ương, Bộ Công Thương tổ chức ngày 4-5 mới đây tại Hà Nội.

Mạng Y Tế
Nguồn: PetroTimes (https://petrotimes.vn/viet-nam-da-san-sang-cho-xay-dung-thi-truong-cac-bon-592876.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY