Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038

Theo ông Nguyễn Xuân Trường - Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng Dân số, Việt Nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người trên 60 tuổi đạt 20,1%.

Vnexpress tổ chức buổi tư vấn trực tuyến "chăm sóc người cao tuổi" vào ngày 30/9 với sự tham gia của ông nguyễn xuân trường - vụ trưởng vụ cơ cấu và chất lượng dân số, tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình; phó giáo sư, tiến sĩ lê văn quảng - giám đốc bệnh viện k; tiến sĩ, bác sĩ trần viết lực - trưởng khoa khám bệnh, bệnh viện lão khoa trung ương. buổi tư vấn cung cấp thông tin về chính sách, chế độ dinh dưỡng, tập luyện, phòng và chữa bệnh cho người cao tuổi. dưới đây là nội dung buổi tư vấn:

- Xin ông Quảng cho biết tình hình ung thư của người cao tuổi hiện nay? (Minh Tài, 65 tuổi)

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), người cao tuổi được định nghĩa từ 65 tuổi trở lên. Người cao tuổi cũng được chia ra 3 nhóm tuổi: 65 - 74 tuổi, 75 - 84 tuổi, từ 85 tuổi trở lên. Theo Globocan 2012, có khoảng 6,7 triệu ca mắc mới (chiếm 47,5% tổng số ca ung thư), dự đoán đến năm 2035 có 24 triệu ca mắc mới (tỷ lệ ung thư ở người cao tuổi chiếm 57,6%). Lý do người cao tuổi dễ mắc là do có thời gian tiếp xúc với các chất sinh ung thư, tích tụ lại theo thời gian và từ đó có thể gây bệnh ung thư. Và hiện nay, người cao tuổi ngày càng nhiều dẫn tới tỷ lệ ung thư ở người cao tuổi cũng tang lên.

5 loại ung thư hay gặp ở người cao tuổi nữ giới lần lượt là: ung thư vú, đại trực tràng, phổi, dạ dày và gan. Trong khi đó 5 loại ung thư hay gặp ở người cao tuổi nam giới lần lượt là: ung thư tiền liệt tuyến, phổi, đại trực tràng, dạ dày và gan.

- được biết tổng cục dân số - kế hoạch hóa gia đình đang phối hợp với quỹ dân số liên hợp quốc tại việt nam tiến hành xây dựng ứng dụng trên mạng và điện thoại để hỗ trợ người cao tuổi và người thân có thêm thông tin về chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. ông trường có thể nói thêm một chút về kế hoạch này? (phương, 30 tuổi)

Cảm ơn bạn đã quan tâm,

Bên cạnh việc cung cấp thông tin truyền thống cần phải áp dụng công nghệ, xây dựng, triển khai mô hình dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi qua mạng là điều cần thiết, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người cao tuổi.

Trong khuôn khổ kế hoạch năm 2020 của dự án vnm9p01 "hỗ trợ bộ y tế nâng cao tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe T*nh d*c và kế hoạch hóa gia đình và tăng cường đáp ứng y tế cho các vấn đề mới nổi thông qua việc xây dựng và giám sát thực hiện các luật và chính sách dựa trên bằng chứng và quyền con người", tổng cục dân số - khhgđ (gopfp) phối hợp với quỹ dân số liên hợp quốc (unfpa) xây dựng ứng dụng (app) điện thoại/web để cung cấp thông tin và dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi và các thành viên trong gia đình.

Dựa trên kết quả khảo sát nhanh về nhu cầu cung cấp thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, các nội dung sẽ dự kiến đưa của ứng dụng điện thoại/web gồm:

1. cung cấp thông tin cơ bản về một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi.

2. Các bài tập thể dục, luyện tập phục hồi chức năng cho người cao tuổi.

3. Hướng dẫn chế độ dinh dưỡng cho người cao tuổi.

4. Một số dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

5. Hướng dẫn cách phòng chống Covid-19 cho người cao tuổi.

6. các địa chỉ, thông tin cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tin cậy cho người cao tuổi.

Đây là các nội dung ban đầu, dự kiến ngày 15/12/2020 app sẽ được công bố. chúng tôi mong muốn bạn sẽ tích cực tham gia và đóng góp ý kiến nhiều hơn đề tổng cục dân số phối hợp với unfpa sẽ tiếp tục xây dựng, hoàn thiện app để đáp ứng nhu cầu cung cấp thông tin, dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

- Ở Việt Nam, số người mắc bệnh xương khớp tương đối nhiều, đặc biệt miền Bắc đang bước sang mùa đông, dinh dưỡng cho những người mắc bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói chung như thế nào? Có phải thiếu hụt canxi càng làm trầm trọng thêm bệnh xương khớp không? Lúc trẻ nên chăm sóc bộ khung thế nào? (Linh Nga, 20 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực - Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Lão khoa Trung ương:

Dinh dưỡng cho những người mắc bệnh xương khớp nói chung và viêm khớp dạng thấp nói riêng về cơ bản sẽ giống những người bình thường. Nghĩa là cơ thể cần đủ lượng chất dinh dưỡng và các vi chất cần thiết.

Trong mùa đông, ở miền Bắc, nhu cầu năng lượng thường gia tăng, do đó, người bệnh cần ăn đủ lượng chất dinh dưỡng. Đặc biệt, cần tăng lượng canxi trong khẩu phần ăn hằng ngày. Các thực phẩm cung cấp nhiều canxi cho cơ thể như các loại sữa, tôm, cua, cá... sẽ làm tăng độ chắc của xương.

Để chăm sóc khung xương của cơ thể, ngay từ khi còn trẻ, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý. Việc tập luyện cần tiến hành thường xuyên, tránh những vận động nặng, đột ngột, không liên tục... sẽ gây những tác động có hại cho khung xương. Ví dụ, việc chơi đá bóng, chạy bộ, chơi tennis... chỉ tập trung vào một vài ngày cuối tuần sẽ gây tác hại không tốt cho bộ xương.

Đối với người cao tuổi, việc tập luyện cũng rất cần thiết cho khung xương. Tuy nhiên, một số môn thể thao như đi bộ, chạy bộ, nếu tập luyện quá sức (như đi bộ 4-5 km một ngày liên tục), sẽ gây phá hủy khớp gối và khớp cổ chân, dẫn tới thoái hóa các khớp chi dưới và ảnh hưởng xấu đến khả năng đi lại.

- Thưa ông Quảng, việc phát hiện và điều trị ung thư cho người cao tuổi hiện nay như thế nào? (Quang Tuyến, 62 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Việc phát hiện ung thư ở người cao tuổi thường sẽ khó hơn ở người trẻ do bệnh nhân ung thư người cao tuổi sẽ có nhiều bệnh lý kèm theo, từ đó dẫn tới các dấu hiệu, triệu chứng của bệnh ung thư có thể là dấu hiệu triệu chứng của một bệnh khác. Hơn nữa, nhiều bệnh ung thư cần phải can thiệp để chẩn đoán bệnh thì sẽ gặp khó khăn do có bệnh kèm theo và sức khỏe kém hơn so với người trẻ.

Ví dụ như ung thư phế quản phổi thể trung tâm, cần soi phế quản để chẩn đoán xác định hoặc nhiều trường hợp cần sinh thiết kim lớn để chẩn đoán xác định. Tuy nhiên cần phải cân nhắc kỹ khi tiến hành can thiệp chẩn đoán vì có thể gây ra những tai biến, biến chứng dẫn tới Tu vong.

Việc điều trị bệnh ung thư ở người cao tuổi cũng có nhiều thách thức. Mặc dù, bệnh ung thư ở người cao tuổi thường có tiến triển chậm, độ ác tính tế bào thấp hơn so với người trẻ tuổi, nhưng lại khó khăn khi can thiệp điều trị do mắc nhiều bệnh lý kèm theo hơn, thể trạng kém hơn. Ví dụ như bệnh nhân mắc ung thư phổi không tế bào nhỏ ở giai đoạn có thể mổ triệt căn được, nhưng do mắc bệnh lý khí phế thũng hoặc suy tim mà không thể tiến hành phẫu thuật được. Một ví dụ khác đó là bệnh nhân có chỉ định điều trị hóa chất nhưng lại mắc suy thận kèm theo nên không thể điều trị hóa chất được.

Một vấn đề nữa khi cân nhắc điều trị đó chính là kỳ vọng sống thêm của bệnh nhân. Nhiều bệnh nhân hơn 80 tuổi mới phát hiện ra bệnh ung thư, khi đó thời gian sống thêm của họ không nhiều dẫn tới việc ảnh hưởng tới các quyết định điều trị cho bệnh nhân. Do vậy, nhiều bác sĩ lựa chọn phác đồ chăm sóc, điều trị chăm sóc triệu chứng cho bệnh nhân thay vì điều trị triệt căn, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân trên 80 tuổi.

- Bệnh đái tháo đường đang phổ biến ở nước ta, để giữ ổn định đường huyết người bệnh có nên ăn nhiều vào bữa sáng và giảm dần bữa trưa, bữa chiều không? Ăn khoai như khoai sọ có làm đường huyết tăng không? Người bệnh có nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày không? (Hải My, 30 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Ở bệnh nhân đái tháo đường, chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết. Người bệnh cần cân đối tổng lượng calo nạp vào và số calo tiêu thụ trong cả ngày. Chế độ ăn của người tiểu đường cần hết sức đa dạng để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bệnh cần bạn chế một số loại thực phẩm có hàm lượng đường cao như hoa quả quá chín, bánh kẹo...

Đối với một số thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao như cơm, khoai, sắn... cũng làm gia tăng lượng đường trong máu người bệnh. Do đó, chúng ta cũng cần điều chỉnh khối lượng các thực phẩm này trong khẩu phần ăn hằng ngày.

Với những người bệnh đái tháo đường đang sử dụng Thu*c isulin, việc chia nhỏ bữa ăn trong ngày sẽ giúp người bệnh tránh các cơn hạ đường huyết.

- Việc chăm sóc người cao tuổi bị ung thư có khó khăn gì, thưa ông Quảng? (Quang Hà, 62 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Việc chăm sóc bệnh nhân ung thư nói chung đã là một vấn đề phức tạp, với bệnh nhân cao tuổi sẽ còn nhiều thách thức hơn. Do người cao tuổi có nhiều bệnh lý kèm theo, toàn trạng cũng yếu, dinh dưỡng kém cũng như việc tuân thủ các liệu trình điều trị, chăm sóc sẽ khó khăn hơn. Ví dụ có nhiều bệnh nhân không đi lại được, không thể tự ăn uống được nếu mắc bệnh ung thư, sẽ cần sự chăm sóc toàn diện, giúp bệnh nhân thoải mái nhất có thể. Khi đó, bệnh nhân cần cả một ê kíp điều trị, chăm sóc như bác sĩ, y tá, người nhà, người hỗ trợ khác.

- Dinh dưỡng đóng góp bao nhiêu phần trăm trong việc nâng cao sức khỏe đôi mắt? Để cải thiện sức khỏe của đôi mắt nên ăn uống thế nào? Ngoài những thực phẩm tốt cho mắt, nên tránh ăn những thực phẩm nào? (Triều Minh, 40 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Sức khỏe của toàn bộ cơ thể nói chung và đôi mắt nói riêng phụ thuộc khá nhiều và chế độ dinh dưỡng. Để có một đôi mắt tinh tường, chúng ta cần ăn đủ các vi chất cần thiết như lượng vitamin A, beta-caroten... Các loại vi chất này được cung cấp thông qua các loại thực phẩm có màu đỏ trong khẩu phần ăn hàng ngày.

Để tránh giảm thị lực, chúng ta cần tránh các chất kích thích như đồ uống có cồn. Một số bệnh nhân tăng huyết áp cần lưu ý lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày. Thói quen ăn mặn sẽ góp phần làm tăng huyết áp, từ đó, gián tiếp làm tổn thương đáy mắt, dẫn tới giảm thị lực, thậm chí, mù lòa.

- Xin ông Quảng cho biết tiên lượng của bệnh nhân ung thư được phát hiện và điều trị kịp thời như thế nào? (Minh Đức, 58 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Đối với tất cả bệnh nhân ung thư, phát hiện càng sớm điều trị càng hiệu quả. Ngày nay, nhờ có nhiều tiến bộ trong chẩn đoán và điều trị nên tỷ lệ bệnh nhân ung thư được chẩn đoán sớm và điều trị khỏi ngày càng tăng.

Tiên lượng của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: loại bệnh ung thư, giai đoạn bệnh, loại mô bệnh học, thể trạng, tuổi, bệnh lý kèm theo... Ở người cao tuổi, độ ác tính tế bào thường thấp nhưng lại khó khăn khi can thiệp điều trị. Do đó, việc tiên lượng vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

- Xin bác sĩ Lực tư vấn giúp về chế độ sinh hoạt đối với người bệnh gout? Và người trẻ như chúng tôi nên có chế độ ăn uống sinh hoạt thế nào để tránh không bị gout ạ? (Mai Anh, 72 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Đối với những người bị bệnh gout, một trong các bệnh xương khớp phổ biến, chế độ sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng đối với tiến triển của bệnh. Khi mắc bệnh, bệnh nhân cần tránh hoạt động thể lực quá nặng hoặc liên tục trong thời gian dài, đặc biệt, những hoạt động có tác động nhiều đến các khớp như mang vác vật nặng, chơi thể thao quá mạnh...

Đối với chế độ ăn, bệnh nhân mắc bệnh gout cần giảm lượng thực phẩm chứa protein có màu đỏ như các loại thịt: bò, lợn, dê, chó... Các loại hải sản cũng là những thực phẩm làm tăng lượng acid uric trong máu. Do vậy, người mắc bệnh gout cũng nên hạn chế sử dụng nhóm thực phẩm này. Rượu vang, nhất là các loại rượu vang màu đỏ, cũng làm tăng độ acid uric rất nhiều nên người bệnh cần tiết giảm lượng sử dụng.

- xin ông nguyễn xuân trường cho biết thực trạng và giải pháp thích ứng với già hoá dân số ở nước ta hiện nay ? (linh, 35 tuổi)

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường:

Thế kỷ 21 được gọi là thế kỷ già hóa dân số. trên thế giới từ năm 2000 đến năm 2050, tỷ lệ dân số trên 60 tuổi sẽ tăng gấp đôi từ 11% đến 22%. số lượng người từ 60 tuổi trở lên (tuổi trên 60) được dự báo sẽ tăng lên 1400 triệu vào năm 2030 và 2100 triệu vào năm 2050. tại các nước asean có gần 60 triệu người cao tuổi chiếm 9,3% tổng dân số; năm 2050 sẽ tăng lên 24% tổng dân số và trở thành khu vực dân số già.

Việt nam cũng không ngoài ngoài xu thế già hóa dân số đó. từ năm 2011, tỷ trọng dân số trên 60 chiếm 9,9%, việt nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số; theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, có khoảng 11,4 triệu người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên) trên toàn quốc, chiếm tỷ lệ 11,84% dân số.

Theo dự báo, việt nam sẽ trở thành nước có dân số già vào năm 2038 với tỷ lệ người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đạt 20,1%. dự báo đến năm 2049, tỷ lệ người cao tuổi sẽ chiếm khoảng 25% dân số, tức là cứ 4 người dân có một người cao tuổi. nước ta là một trong số những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. trong khi các nước phát triển mất nhiều thập kỷ, có nước hàng thế kỷ mới chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già như: pháp: 115 năm; australia: 73 năm... nhưng ở việt nam chỉ khoảng 26 năm.

Để thích ứng với giai đoạn "già hoá dân số", chúng ta cần quán triệt, thực hiện tốt các nhóm giải pháp sau:

- Chăm sóc và phát huy vai trò NCT là thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ và đạo đức cũng như thuần phong, mỹ tục của người Việt Nam. Phát huy lợi thế của NCT về khả năng, kiến thức, kinh nghiệm làm việc; phát huy vai trò tiêu biểu, uy tín của NCT trong gia đình, cộng đồng, đặc biệt là trong cộng đồng dân tộc thiểu số; trong xây dựng chính sách, phản biện xã hội, nghiên cứu khoa học, giảng dạy; trong xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc.

- Tăng cường truyền thông vận động, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể, ban ngành, các nhà hoạch định chính sách, các chức sắc tôn giáo... về phát huy vai trò của NCT nói riêng và những thách thức của quá trình "già hòa dân số" nói chung đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Giáo dục, nâng cao nhận thức của cá nhân, gia đình và toàn xã hội về trách nhiệm kính trọng, giúp đỡ, chăm sóc và phát huy vai trò NCT; thực hiện tốt chính sách của Đảng và Nhà nước đối với NCT; ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc chủ động cho tuổi già ngay từ khi còn trẻ.

- tiếp tục tăng cường đầu tư mạnh cho chương trình về ds-khhgđ, trong đó có việc xây dựng các mô hình phát huy, chăm sóc nct thích ứng với giai đoạn "già hóa dân số". xây dựng, hoàn thiện các chính sách nhằm tận dụng tốt giai đoạn "cơ cấu dân số vàng", tạo cơ hội để nước ta chủ động bước vào giai đoạn "dân số già" góp phần vào sự phát triển bền vững của đất nước.

- Cải cách hệ thống hưu trí; đa dạng hóa các loại hình bảo hiểm, đặc biệt chú trọng đến các loại hình bảo hiểm tự nguyện, phù hợp với khả năng đóng góp và chi trả của người tham gia, có khả năng liên thông với các loại hình bảo hiểm khác. Trong đó, phải đặc biệt chú trọng đến nhóm NCT thuộc các gia đình nghèo và cận nghèo.

- Xây dựng và nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ y tế của mạng lưới lão khoa (bao gồm viện lão khoa quốc gia và các khoa lão khoa tại các bệnh viện) trên phạm vi toàn quốc. Khuyến khích, hỗ trợ các hoạt động chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng; từng bước nâng cao và mở rộng dịch vụ chăm sóc NCT tại nhà.

- xây dựng cơ sở dữ liệu và thực hiện các nghiên cứu toàn diện về dân số cao tuổi. đây sẽ là những chỉ số đầu vào quan trọng cho việc đề xuất các chính sách, chương trình can thiệp thiết thực, có trọng tâm và hiệu quả.

- Hợp tác, giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm giữa các nước, các tổ chức quốc tế về NCT, đặc biệt là với những nước đang ở trong giai đoạn "già hoá dân số" và những nước "dân số già".

- Theo ông Quảng, tâm lý của bệnh nhân ung thư thường diễn biến thế nào? Làm thế nào để bệnh nhân yên tâm điều trị thưa ông? (Hà Đức, 74 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Trong tất cả bệnh, đặc biệt các bệnh được gọi là tứ chứng nan y thì ung thư là bệnh có tác động mạnh mẽ nhất về mặt tâm lý. Bên cạnh việc ảnh hưởng đến sức khỏe thì còn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh. Cảm xúc của bệnh nhân có thể thay đổi hàng ngày, hàng giờ hoặc thậm chí từng phút. Mỗi bệnh nhân ung thư sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau:

- cảm thấy họ phải mạnh mẽ để bảo vệ gia đình và bạn bè của họ.
- tìm kiếm sự hỗ trợ đến từ những người thân yêu hoặc những người bệnh ung thư còn sống.
- yêu cầu trợ giúp từ các chuyên gia tư vấn tâm lý hoặc các chuyên gia khác.
- tin rằng đức tin sẽ giúp họ đương đầu với bệnh tật.

Những vấn đề tâm lý mà bệnh nhân ung thư có thể gặp phải bao gồm: sự choáng ngợp, cự tuyệt, tức giận, sợ hãi và lo lắng, hy vọng, căng thẳng và cực kỳ lo lắng, sự buồn bã và trầm cảm, cảm giác tội lỗi, sự cô đơn và lòng biết ơn. Sự xuất hiện cũng như mức độ trầm trọng của mỗi biểu hiện tâm lý có thể khác nhau giữa các bệnh nhân, đồng thời cũng có thể thay đổi ở các thời điểm trên một bệnh nhân. Do đó, nhân viên y tế cần hiểu và nhận biết được những vấn đề tâm lý mà bệnh nhân ung thư gặp phải để có những tư vấn cũng như xử trí phù hợp với bệnh nhân.

- Bệnh viện Lão khoa Trung ương có những hoạt động xã hội nào hướng tới người cao tuổi? (Trung Kiên, 67 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Bệnh viện Lão khoa Trung ương là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu trong cả nước trong việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi. Bệnh viện đã tham gia xây dựng các chính sách, chế độ dành cho người cao tuổi; Tham gia xây dựng luật người cao tuổi.

Bệnh viện là đầu mối tổ chức các chương trình tập huấn, đào tạo cho hệ thống lão khoa trong cả nước. Bệnh viện cũng là cơ sở thực hành để đào tạo các sinh viên theo chuyên ngành lão khoa, nguồn nhân lực chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Bệnh viện cũng tổ chức và tham gia rất nhiều chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng như chương trình tuổi vàng, vui khỏe có ích trên đài truyền hình việt nam (vtv) và một số buổi tư vấn trực tiếp trên đài tiếng nói việt nam (vov). các chương trình này phổ cập kiến thức cơ bản chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi.

Bệnh viện phối hợp với nhiều cơ quan tổ chức, cá nhân tổ chức các đợt khám sức khỏe cho người cao tuổi ở một số địa bàn dân cư tại Hà Nội.

Tại bệnh viện Lão khoa Trung ương, chúng tôi đã tổ chức những quy trình khám chữa bệnh thuận lợi nhất cho các bệnh nhân cao tuổi khi đến bệnh viện khám bệnh.

- Tôi có nghe nói có khái niệm "già hoà chủ động". Xin ông Trường cho biết rõ hơn về khái niệm này? (Long, 29 tuổi)

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường:

Trong nhân khẩu học có khái niệm "già hoá chủ động", hiểu một cách đơn giản là sự chủ động chuẩn bị cho giai đoạn này. Chủ động bằng cách phát huy vai trò người cao tuổi, chủ động bằng cách thiết lập hệ thống dịch vụ an sinh xã hội và chăm sóc người cao tuổ rộng khắp từ thành thị tới nông thôn. Người dân đóng bảo hiểm xã hội khi đang làm việc và được hưởng lương hưu đủ sống khi về già. Những trường hợp không có con cái hoặc con cái không có điều kiện chăm sóc, hệ thống dịch vụ xã hội sẽ đảm nhiệm việc chăm sóc khi họ về già. "Già hoá chủ động" bao gồm các yêu cầu: dịch vụ xã hội, dịch vụ y tế, kinh tế, xã hội, văn hoá, môi trường vật chất. Chuẩn bị đầy đủ các yêu cầu này, khi tỷ lệ người cao tuổ tăng cao, chúng ta sẽ đủ sức cung cấp dịch vụ phù hợp với yêu cầu.

- Làm thế nào để phòng tránh ung thư, thưa ông Quảng? (Hà My, 70 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Dự phòng bệnh ung thư là biện pháp tích cực hơn, hiệu quả hơn việc chẩn đoán và điều trị bệnh nhân ung thư. Dự phòng ung thư gồm 3 bước:

Phòng bệnh bước 1: Là phòng ngừa ban đầu nhằm cố gắng loại trừ hoặc giảm tối đa sự tiếp xúc với các chất gây ung thư để tránh quá trình khởi đồng, khởi phát ung thư. Như chúng ta đã biết các nguyên nhân gây ung thư gồm Thu*c lá, chế độ ăn, các yếu tố môi trường, các yếu tố nội sinh. Vì vậy, chúng ta cần tránh tiếp xúc với các yếu tố gây bệnh. Đây là bước phòng bệnh tích cực, ít tốn kém nhất.

Phòng bệnh bước 2: Là sàng lọc và phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh, thậm chí những dấu hiệu của một tình trạng tiền ung thư như sàng lọc phát hiện ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư đại trực tràng...
Quá trình sàng lọc này chỉ có hiệu quả ở trên một số bệnh có những phản ứng (test) đặc hiệu, nhưng là chiến lược duy nhất có khả năng làm giảm tỷ lệ Tu vong trong ung thư.

Phòng bệnh bước 3: Là tìm biện pháp điều trị có hiệu quả nhất.

- với tình trạng già hoá dân số như ông trường vừa nêu, ông có thể lý giải về việc vì đâu mà việt nam lại có tốc độ già hoá nhanh như vậy? (hà trang, 35 tuổi)

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường:

Già hóa dân số" hay nói cách khác, tuổi thọ người dân được tăng cao phản ánh những thành tựu to lớn của phát triển kinh tế-xã hội. Trong đó có sự đóng góp rất quan trọng của công tác bảo vệ chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, của chương trình DS-KHHGĐ.

Nguyên nhân của già hóa dân số

- Trên phạm vi toàn quốc, số lượng và tỷ lệ NCT tăng nhanh là do mức sinh giảm, mức ch*t giảm và tuổi thọ tăng cao.

- do mức sinh giảm, số lượng và tỷ lệ của nhóm dân số trẻ (0-14) giảm, góp phần làm cho tỷtrọng của nhóm dân số trong độ tuổi lao động 15-59 và dân số nct tăng.

- Mức ch*t giảm, tuổi thọ bình quân tăng

- Trên phạm vi tỉnh, thành phố ngoài các yếu tố mức sinh giảm, mức ch*t giảm và tuổi thọ tăng, tỷ lệ NCT cao hay thấp còn chịu tác động của yếu tố di cư.

- Ba tôi bị cao huyết áp vô căn, hầu như đêm nào cũng ngủ rất ít. Nhưng vì cao tuổi mà mất ngủ thường xuyên nên ông hay than mệt, dễ bực mình. Nhờ bác sĩ Tư vấn giúp tôi cách điều trị và Thu*c chữa mất ngủ ở người cao tuổi? (Tuyết Lan, 45 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Ở người cao tuổi, do chức năng của não bộ bị lão hóa nên chu kỳ giấc ngủ bị rối loạn. Để có một giấc ngủ ngon vào buổi tối, chế độ sinh hoạt của người cao tuổi đóng vai trò rất quan trọng.

Việc ăn uống điều độ, tránh chất kích thích, tập thể thao thường xuyên cũng góp phần tạo nên giấc ngủ ngon cho người cao tuổi.

Đặc trưng của người cao tuổi thường mắc đa bệnh lý nên phải sử dụng rất nhiều Thu*c. Các loại Thu*c ít nhiều sẽ có tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới chất lượng giấc ngủ của người cao tuổi. Do đó, khi người cao tuổi bị rối loạn giấc ngủ cần đi khám để được tư vấn sử dụng Thu*c một cách hợp lý.

Đối với bệnh nhân tăng huyết áp, mất ngủ sẽ làm cho việc kiểm soát huyết áp khó khăn hơn. Điều này sẽ có tác động ngược lại, làm bệnh nhân khó ngủ hơn, dẫn tới vòng xoắn bệnh lý. Chính vì vậy, đôi khi các bệnh nhân tăng huyết áp sẽ cần sử dụng một số Thu*c an thần gây ngủ, để điều hòa giấc ngủ. Tuy nhiên, loại Thu*c an thần nào là phù hợp, thời gian sử dụng bao lâu thì cần đi khám để được tư vấn cụ thể.

- Xin ông Quảng cho biết một số phương pháp điều trị ung thư mới ở Việt Nam. Một số người bị ung thư trong quá trình điều trị hóa chất và xạ trị người rất yếu và có người Tu vong do kiệt sức. Xin ông Quảng tư vấn để bệnh nhân có thể chọn điều trị hay không điều trị kéo dài cuộc sống của họ? (Đoàn Thị Nga, 75 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Điều trị ung thư vẫn gồm 3 phương pháp chính là phẫu thuật, xạ trị và điều trị toàn thân. Mỗi phương pháp điều trị đều có những tiến bộ như phẫu thuật nội soi, robot; xạ trị có nhiều kỹ thuật mới để hạn chế tai biến, biến chứng ở cơ quan lành; điều trị toàn thân có nhiều Thu*c mới ra đời, ít tác dụng phụ. Đặc biệt, hiện nay, có nhiều Thu*c điều trị đích và điều trị miễn dịch.

Việc quyết định một phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng bệnh nhân về thể trạng, bệnh kèm theo và các phương pháp hiện có. Trước khi điều trị, cần có tiểu ban để lựa chọn phác đồ phù hợp với từng bệnh nhân. Tuy nhiên, các tai biến, biến chứng là không thể tránh khỏi trong quá trình điều trị. Vì vậy, cần theo dõi sát quá trình điều trị để phát hiện các tai biến, biến chứng để xử lý kịp thời. Nếu các tai biến, biến chứng không thể khắc phục được thì phải dừng quá trình điều trị.

- Theo ông Trường việc chăm sóc người cao tuổi ở nước ta hiện nay có những cơ hội và thách thức ntn? (Hương Lan, 29 tuổi)

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường:

Theo quy luật tự nhiên, tuổi càng cao sức khỏe càng suy giảm. với tỷ trọng nct ngày càng tăng, đặc biệt là tốc độ tăng nhanh ở nhóm dân số cao tuổi nhất (80+) và số lượng các cụ thọ từ 100+, đã đặt ra nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho nct ngày càng lớn. đa số nct nước ta chưa có thói quen khám bệnh định kỳ vì vậy khi phát hiện bệnh thường ở giai đoạn muộn khiến việc chữa trị rất khó khăn. hệ thống y tế - lão khoa chưa đầy đủ, trang thiết bị còn thiếu thốn, đội ngũ cán bộ y tế chưa đáp ứng nhu cầu để giải quyết các bệnh đặc trưng của nct.

Xu hướng mô hình gia đình ở việt nam đang thay đổi từ gia đình truyền thống sang gia đình hạt nhân. một bộ phận dân chúng chưa nhận thức được đầy đủ những khó khăn, thách thức của giai đoạn "già hoá dân số" và thích ứng tốt với giai đoạn này. nct là một kho kiến thức.

Mặc dù, Đảng, Nhà nước ta đã có nhiều chính sách về an sinh xã hội dành cho NCT như: chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và trợ cấp xã hội,... nhưng hệ thống chính sách an sinh xã hội này mới chỉ hỗ trợ cho một bộ phận rất nhỏ của NCT. Yếu tố "già hóa dân số" còn chưa được chú ý, lồng ghép trong hoạch định chính sách KTXH, nhằm đảm bảo cho NCT có cuộc sống vật chất đầy đủ và tinh thần phong phú.

Trong khi đó, lớp NCT nước ta hiện nay được sinh ra và trưởng thành trong các cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, ít có điều kiện bảo vệ sức khoẻ và tích luỹ vật chất cho tuổi già nên phần lớn nguồn sống của NCT là do con cháu chu cấp.

- Mắc ung thư máu như án tử với người bệnh. Để người bệnh có sức khỏe chống chọi bệnh tật nên ăn gì để cải thiện chất lượng máu? Tại sao ung thư máu khiến các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu đều giảm? Thực phẩm nào giúp kích các chỉ số này tăng lên? (Tuấn Toàn, 50 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Để có sức khỏe tốt nhằm đáp ứng phác đồ điều trị đối với bệnh nhân ung thư máu, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, đảm bảo lượng đạm, protit gluxit hợp lý theo chuyên gia dinh dưỡng tư vấn. Người bệnh không nên nghe theo dân gian, nhịn ăn, đặc biệt là không ăn chất đạm.

Ung thư máu khiến các chỉ số hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu giảm vì tủy xương không sản xuất được các tế bào máu. Không có loại thực phẩm riêng biệt nào giúp kích các chỉ số này tăng lên, vì vậy, người bệnh vẫn phải duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý.

- Việc chăm sóc người cao tuổi tại nhà cần lưu ý những gì? (Mạnh Duy, 62 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Các chức năng giác quan của người cao tuổi bị suy giảm, do vậy, dễ gây chấn thương. Môi trường sinh hoạt tại nhà cần đảm bảo ánh sáng, hạn chế các vật cản trong nhà để tránh hiện tượng ngã, một hiện tượng khá phổ biến ở người cao tuổi.

Ở người cao tuổi, trung tâm tạo cảm giác khát bị suy giảm chức năng. Do vậy, nhu cầu uống nước tự nhiên của người cao tuổi cũng bị suy giảm theo. Chúng ta nên chủ động yêu cầu người cao tuổi uống nước, nhất là trong những ngày nắng nóng để tránh hiện tượng mất nước, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Do sức khỏe răng miệng của người cao tuổi cũng bị suy giảm nên chế độ ăn đồ mềm cũng sẽ góp phần đảm bảo đủ dinh dưỡng cho người cao tuổi.

Do trí nhớ và khả năng định hướng bị suy giảm nên các T*i n*n như hỏa hoạn, chập điện rất dễ xảy ra khi người cao tuổi ở nhà một mình. Vì vậy, chúng ta cần lưu ý các thiết bị an toàn để giảm thiểu nguy cơ cho người cao tuổi.

- việt nam đang ở trong giai đoạn già hoá dân số, chúng ta đã có những mô hình chăm sóc người cao tuổi nào thưa ông trường? (tuấn nghĩa, 29 tuổi)

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường:

Nhu cầu về chăm sóc người cao tuổi (nct) nói chung và sức khỏe nói riêng đang tăng nhanh chóng và ngày càng có nhiều nct phụ thuộc vào chăm sóc trong tương lai. những xu hướng đang thay đổi về lối sống, gia đình nhỏ hơn và sự tham gia lớn hơn của phụ nữ vào thị trường lao động làm giảm khả năng cung cấp chăm sóc không chính thức (do người thân như vợ/chồng, con, cháu... thực hiện). nhu cầu đang tăng về chăm sóc dẫn đến việc mở rộng các dịch vụ chăm sóc chính thức và làm tăng chi phí. hiện tại ở việt nam cũng như nhiều nước khác, có nhiều hình thức chăm sóc nct, chủ yếu tập trung vào 2 loại hình phổ biến: chăm sóc tập trung và chăm sóc tại nhà/cộng đồng.

Mô hình chăm sóc tập trung: Chăm sóc tập trung cung cấp trong một môi trường sống tập trung nhằm đáp ứng nhu cầu vận động, y khoa, cá nhân, xã hội, và nhà ở của những người có các khuyết tật về thể chất, thần kinh hay phát triển. Các dịch vụ chăm sóc tập trung thường bao gồm giám sát 24h, hỗ trợ các hoạt động sống hàng ngày, điều dưỡng, phục hồi, hỗ trợ thích nghi, tâm lý, liệu pháp, hoạt động xã hội...Như vậy, chăm sóc tập trung có tại bệnh viện, nhà dưỡng lão hay các cơ sở được nhà nước xác nhận/cấp phép hoat động.

Mô hình chăm sóc tại cộng đồng/tại nhà: Bên cạnh các mô hình chăm sóc NCT tại các cơ sở tập trung (viện/nhà/trung tâm/trại dưỡng lão), những biến đổi nhân khẩu học hiện nay làm gia tăng những quan tâm về hình thức chăm sóc NCT tại nhà/cộng đồng. Gia đình hay cộng đồng mà NCT sống phần lớn cuộc đời của họ có vai trò rất quan trọng. Gia đình/cộng đồng là nơi duy trì các mối quan hệ, những phong tục, tập quán có lợi cho sức khỏe người cao tuổi. Do những vấn đề liên quan tới tâm lý, tình cảm, sở thích, thói quen, tài chính... chăm sóc NCT tại nhà/cộng đồng đang là một giải pháp được nhiều nước khuyến khích và triển khai rất hiệu quả thông qua hoàn thiện khung pháp lý. Đối với những NCT không muốn dời ngôi nhà mà họ sinh sống nhiều năm, chăm sóc tại nhà là một lựa chọn quan trọng. Ở những nơi có các dịch vụ chăm sóc tại nhà, NCT không phải đến sống tại các cơ sở chăm sóc tập trung. Trong nhiều gia đình, người chăm sóc chủ yếu là các thành viên gia đình, tuy nhiên một số loại chăm sóc yêu cầu người chăm sóc phải được đào tạo chuyên môn, đặc biệt là điều dưỡng.

Hình thức chăm sóc/điều dưỡng tại nhà/cộng đồng hoàn toàn phù hợp với quan điểm "già hóa tại chỗ", hay "già hóa tại nhà". Điều này có nghĩa là NCT vẫn tiếp tục sống với gia đình tại nhà/cộng đồng của họ và với môi trường tự nhiên trong khoảng thời gian họ muốn.

- Bác sĩ cho biết một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi? (Hồng Vân, 62 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Một số bệnh thường gặp ở người cao tuổi bao gồm các bệnh lý do thoái hóa chức năng cơ quan:

Nhóm bệnh thần kinh do thoái hóa não như sa sút trí tuệ, bệnh Parkinson, đột quỵ...

Nhóm bệnh cơ xương khớp: Thoái khớp, loãng xương...

Nhóm bệnh tim mạch: Tăng huyết áp, suy tim, thiểu năng mạch vành...

Nhóm bệnh chuyển hóa: Đái tháo đường, rối loạn chuyển hóa lipid, tăng acid uric máu...

- Trong thời gian tới, để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, theo ông Nguyễn Xuân Trường , chúng ta cần phải làm gì? (Minh Tùng, 28 tuổi)

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường:

Để làm tốt công tác chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi, chúng ta cần:

- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mỗi người dân, gia đình và toàn xã hội trong việc phát huy vai trò, kinh nghiệm của người cao tuổi, thực hiện chăm sóc người cao tuổi, xây dựng môi trường thân thiện với người cao tuổi, thích ứng già hóa dân số.

- Phát triển mạng lưới chăm sóc người cao tuổi đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về số lượng và chất lượng theo các cấp độ khác nhau. Phát triển rộng khắp các loại hình câu lạc bộ rèn luyện sức khỏe, văn hóa, giải trí của người cao tuổi ở cộng đồng theo hướng xã hội hóa, có sự hỗ trợ, tạo điều kiện của nhà nước. Mở rộng việc cung cấp dịch vụ chăm sóc người cao tuổi tại gia đình và cộng đồng thông qua mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên và nhân viên chăm sóc được đào tạo. Thí điểm xây dựng, từng bước mở rộng các cơ sở chăm sóc người cao tuổi tập trung.

- Củng cố mạng lưới chuyên ngành lão khoa theo nguyên tắc gắn kết dự phòng, nâng cao sức khỏe, điều trị, phục hồi chức năng và chăm sóc giảm nhẹ. Đưa nội dung lão khoa vào chương trình đào tạo trong hệ thống các trường y.

- Xây dựng, ban hành bộ tiêu chí xã, phường thân thiện với người cao tuổi làm cơ sở cho việc định hướng, giám sát đánh giá kết quả các hoạt động chăm sóc người cao tuổi ở cấp cơ sở.

Trong năm 2020, Tổng cục DS-KHHGĐ, Bộ Y tế đã trình Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định phê duyệt Đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030. Với mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp đồng bộ, trong đó tập trung chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng. Nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của Đảng, quy định của Hiến pháp, pháp luật về người cao tuổi, bảo đảm cho mọi người cao tuổi được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng ngày càng cao.

- Thưa PGS Quảng, ông có thể nói rõ về phương pháp chữa ung thư phổi thông qua xét nghiệm đột biến gen và tiên lượng sống thêm của bệnh nhân ung thư phổi điều trị theo phương pháp này? (Lưu Thị Ngần, 60 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Ung thư phổi chia làm hai nhóm chính là: ung thư phổi tế bào nhỏ và không tế bào nhỏ. Trong loại ung thư không tế bào nhỏ, nhóm ung thư biểu mô tuyến thường có đột biến gen, khi có đột biến gen và ở giai đoạn muộn, không thể điều trị triệt căn bằng các phương pháp khác, bác sĩ thường dùng các Thu*c đích để điều trị. Ngày nay, các Thu*c đích đã có Thu*c thế hệ thứ ba và với các Thu*c này, nhiều bệnh nhân đã kéo dài năm sống thêm đến gần 40 tháng.

- Vấn đề được nhiều người cao tuổi quan tâm chính là chế độ chăm sóc sức khỏe. Chúng ta có những biện pháp gì để nâng cao năng lực chăm sóc người cao tuổi khi mà trong tương lai số lượng người cao tuổi một nhiều hơn? (Hương, 56 tuổi)

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường:

Để nâng cao năng lực chăm sóc người cao tuổi đáp ứng với số lượng người cao tuổi một nhiều hơn, chúng ta phải:

- tăng cường đào tạo, tập huấn chuyên môn cho người làm công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi của bệnh viện lão khoa trung ương; các bệnh viện trừ bệnh viện chuyên khoa nhi; trạm y tế xã, phường, thị trấn; cơ sở chăm sóc sức khỏe người cao tuổi; cán bộ dân số và các tình nguyện viên về chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng.

- Đưa nội dung lão khoa vào chương trình đào tạo cho sinh viên đại học và sau đại học trong hệ thống các trường y trong cả nước

- Việc điều trị ung thư sẽ ảnh hưởng đến đời sống T*nh d*c như thế nào, thưa bác sĩ? (Hoa Lê, 35 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Ung thư liên quan đến vùng hậu môn trực tràng, ung thư tiết niệu Sinh d*c khi can thiệp điều trị thường ảnh hưởng đến vấn đề sinh hoạt T*nh d*c. Còn đối với nữ giới ở lứa tuổi sinh đẻ mà bị ung thư vú, vấn đề có thai cần phải xin tư vấn của bác sĩ.

- Xin ông Lực cho biết, cần lưu ý những gì khi chăm sóc sức khỏe người cao tuổi, về tâm S*nh l*, chế độ dinh dưỡng, kiểm tra sức khỏe định kỳ, vận động và rèn luyện? (Tường Lan, 35 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Người cao tuổi thường có nhu cầu được quan tâm, chăm sóc nhiều về mặt tâm lý. Do vậy, các thành viên trong gia đình nên dành nhiều thời gian quan tâm đến ông bà, cha mẹ để giảm sự lo lắng khi tuổi già ập đến.

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cũng rất cần thiết, không chỉ riêng người cao tuổi. Nếu không có bệnh lý mãn tính, mỗi năm người cao tuổi cần khám sức khỏe tổng quát tối thiểu một lần. Mỗi khi có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, người cao tuổi cần đi khám để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Điều này sẽ giảm thiểu những ảnh hưởng xấu do bệnh tật đối với người cao tuổi.

Chế độ tập luyện và vận động ở người cao tuổi nói chung phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe cụ thể của từng cá nhân. Tuy nhiên, theo nguyên tắc, việc tập luyện thường xuyên sẽ mang lại một cơ thể khỏe mạnh và tinh thần thoải mái cho người cao tuổi. Việc lựa chọn môn thể thao phù hợp với thể trạng và điều kiện vật chất cụ thể sẽ thay đổi ở mỗi cá nhân.

- thưa ông trường, ngành dân số có lượng cộng tác viên dân số tại địa bàn có thể nói là rất hùng hậu và là một kênh truyền thông hiệu quả. vậy trong thời gian tới, tổng cục có kế hoạch gì để tận dụng và "biến" nguồn nhân lực này thành đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng hay không? (lan, 29 tuổi)

- Bác sĩ Nguyễn Xuân Trường:

Ngành dân số đang có đội ngũ cộng tác viên dân số tại các thôn, xóm, bản, làng. đội ngũ này được xem là kênh truyền thông hiệu quả, là mắt xích quan trọng, góp phần làm nên thành công của công tác dân số vì họ là người luôn nắm vững địa bàn, thường xuyên tiếp cận, gần gũi người dân, vận động nhân dân thực hiện tốt các chính sách dân số.

Trước đây, hệ thống cộng tác viên này chủ yếu làm mục tiêu duy nhất là kế hoạch hóa gia đình (vận động người dân thực hiện kế hoạch hóa gia đình để nuôi dạy con cho tốt; tuyên truyền sử dụng các biện pháp Tr*nh th*i...).

Nghị quyết 21-nq/tw của ban chấp hành trung ương đảng về công tác dân số trong tình hình mới đã nhấn mạnh việc chuyển trọng tâm từ kế hoạch hóa gia đình sang dân số và phát triển. công tác dân số phải giải quyết toàn diện cả về quy mô, cơ cấu, phân bố và đặc biệt là nâng cao chất lượng dân số.

Do đó, đội ngũ cộng tác viên dân số hiện nay không chỉ làm kế hoạch hóa gia đình mà còn là nguồn lực rất quý thực hiện các nhiệm vụ khác của công tác dân số trong tình hình mới, trong đó có chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Cộng tác viên dân số hoàn toàn có thể trở thành đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe người cao tuổi không chuyên hoặc bán chuyên tại các cộng đồng. tuy nhiên, để làm được điều này, cần đào tạo, tập huấn về công tác chăm sóc người cao tuổi tại cộng đồng cho đội ngũ cộng tác viên dân số. khi được bổ sung kiến thức và kỹ năng chăm sóc người cao tuổi, đội ngũ này sẽ làm tốt công tác chăm sóc cho người cao tuổi tại địa phương.

Thực hiện nghị quyết số 137/nq-cp ngày 31 tháng 12 năm 2017 của chính phủ ban hành chương trình hành động của chính phủ thực hiện nghị quyết số 21-nq/tw ngày 25 tháng 10 năm 2017 của hội nghị lần thứ sáu ban chấp hành trung ương đảng khóa xii về công tác dân số trong tình hình mớingày 31/12/2017, trong đó giao bộ y tế xây dựng đề án chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đến năm 2030 nhằm tiếp tục thể chế hóa đường lối, chủ trương của đảng, quy định của hiến pháp, pháp luật về người cao tuổi, đảm bảo cho mọi người cao tuổi được thụ hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe có chất lượng.

Trong nội dung Dự thảo Đề án Chăm sóc sức khỏe Người cao tuổi đến năm 2030, đã đề ra nhiệm vụ "Xây dựng và phát triển mạng lưới tình nguyện viên nòng cốt (là cộng tác viên dân số) tham gia chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thực hiện quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi (theo dõi, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại nhà), quản lý các bệnh mạn tính, không lây nhiễm tại gia đình"

- Thưa ông Quảng, tôi là giáo viên phổ thông, dạo này thỉnh thoảng tôi thấy khó thở nên đi khám thấy có đốm ở cuống phổi. Xin PGS tư vấn xem tôi có thể bị bệnh gì và tôi nên đi khám ở đâu? (Mai Thị Thu, 46 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Người bệnh cần đến kiểm tra lồng ngực bằng các phương pháp hiện đại hơn như chụp CT lồng ngực và căn cứ vào tổn thương trên phim CT, bác sĩ sẽ cho các xét nghiệm tiếp theo để chẩn đoán. Người bệnh nên tới các bệnh viện để thăm khám, đặc biệt là bệnh viện có chuyên khoa hô hấp.

- Làm thế nào để giữ cơ thể khỏe mạnh nhất trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp ở tuổi 65, thưa bác sĩ? (Hoàng My, 35 tuổi)

- Phó Giáo sư, Tiến sĩ Lê Văn Quảng:

Đối với bệnh ung thư tuyến giáp, thường có tiên lượng tốt và ít ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Phương pháp điều trị chính là phẫu thuật, sau phẫu thuật, có thể điều trị bổ trợ bằng iốt phóng xạ 131 và hoóc môn thay thế. Do vậy, về chế độ ăn không có gì đặc biệt, trừ trong giai đoạn trước và trong khi điều trị iốt phóng xạ.

-

Theo ông Lực, công tác chăm sóc người cao tuổi hiện nay và trong thời gian tới có thuận lợi, khó khăn gì?

(Hồng Hoa, 30 tuổi)- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Việt nam là một trong những nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. số lượng người cao tuổi đã tăng nhanh chóng trong một khoảng thời gian ngắn đã tạo nên gánh nặng cho ngành y tế trong công tắc chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi.

Hiện nay, hệ thống lão khoa trong cả nước mới bắt đầu được hình thành và đang trong quá trình phát triển, do vậy, khả năng đáp ứng với nhu cầu chăm sóc sức khỏe đối với người cao tuổi còn hạn chế.

Trong tương lai, Chính phủ và Bộ Y tế cũng như các ban ngành liên quan đang cố gắng phát triển hệ thống lão khoa nhằm đáp ứng kịp nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng tăng của người cao tuổi.

Với sự thay đổi của nền kinh tế, tri thức của người dân ngày càng được nâng cao, sự quan tâm tới sức khỏe ngày càng được chú trọng. Do đó, các cơ sở chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ngày càng được cải thiện chất lượng.

Với sự hợp tác quốc tế, chất lượng chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở người cao tuổi cũng ngày càng được cải thiện.

- Xin hỏi bác sĩ Lực, mẹ tôi 61 tuổi cơ địa dị ứng với thủy hải sản, thịt gà, sần ngứa nổi tay chân và mắt, và mất ngủ mãn tính, mỗi đêm chỉ ngủ khoảng 3 tiếng. Xin bác sĩ tư vấn để cải thiện giúp mẹ tôi. (Thảo, 35 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Bệnh nhân bị dị ứng với nhiều loại thực phẩm cần khám chuyên khoa dị ứng để được tu vấn điều trị ổn định các bệnh liên quan. Nhóm bệnh lý này cũng gây mất ngủ khi không được kiểm soát tốt. Sau khi đã điều trị ổn định tình trạng dị ứng của bệnh nhân mà các rối loại giấc ngủ vẫn tồn tại, bệnh nhân cần khám chuyên khoa thần kinh ở các bệnh viện để được sử dụng các loại Thu*c phù hợp.

- Ở TP HCM có bệnh viện nào chuyên về lão khoa không? Có thể chụp X quang để kiểm tra tình trạng thoái hóa khớp gối và khớp háng không? Người cao tuổi có nên uống bổ sung cãni và Glucosamin mỗi ngày không, có sợ điều này sẽ gây sỏi thận không? (Thúy Trần, 64 tuổi)

- Bác sĩ Trần Viết Lực:

Ở TP HCM chưa có bệnh viện lão khoa nhưng các bệnh viện lớn ở thành phố đã có khoa Lão.

Chụp X-Quang có thể chẩn đoán được tình trạng thoái hóa khớp.

Người cao tuổi nên uống bổ sung canxi và glucosamin hàng ngày. Tuy nhiên, liều lượng và thời gian sử dụng cần được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể để tránh các biến chứng như sỏi thận, suy giảm chức năng gan...

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/viet-nam-se-tro-thanh-nuoc-co-dan-so-gia-vao-nam-2038-4167369.html)

Tin cùng nội dung