Dinh dưỡng hôm nay

Vụ hàng trăm trẻ nghi ăn thịt

(MangYTe) - Chỉ trong ngày 15-3 và sáng nay 16-3, đã có tới hơn 1.200 trẻ từ 1-6 tuổi sống trên cùng một huyện ở Bắc Ninh được xét nghiệm nhiễm sán lợn. Riêng sáng 16-9, đã có thêm gần 900 trẻ được xét nghiệm.

Sáng 16-3, có thêm khoảng 500 trẻ ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh tới khám, xét nghiệm sán lợn ở Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Các bác sĩ huy động tới 6/8 phòng khám để đáp ứng nhu cầu xét nghiệm, khám của các bé. Trước đó, sáng 15-3, có gần 200 trẻ ở huyện Thuận Thành cũng đã được bệnh viện này tiến hành xét nghiệm.

Hàng trăm gia đình đưa con đến xét nghiệm sán lợn trong sáng 16-3

Bác sĩ Vũ Minh Điền, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương, cho biết gần 500 bệnh nhi được bố mẹ đưa đến trong 1 buổi sáng là số lượng khá lớn, song bệnh viện đã huy động cán bộ đến tăng cường, điều phối giải quyết rất nhanh cho các cháu nên không để phòng khám bị quá tải và cha mẹ cũng như các bé phải chờ đợi lâu.

Cuối giờ chiều nay 16-3 sẽ có kết quả xét nghiệm với các cháu nói trên.

Trong khi đó, tại Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương, trong sáng 16-3 cũng tiếp nhận gần 400 trường hợp tới xét nghiệm sán lợn trong đó đã phát hiện 2 trường hợp dương tính với sán lợn.

Do số lượng bệnh nhân quá đông, bệnh viện đã huy động hội trường và 6/8 phòng khám cùng khám cho bệnh nhân

Như vậy, từ ngày 12 đến trưa 16-3, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã xét nghiệm sán lợn cho hơn 1.200 trường hợp, phần lớn là trẻ từ 1-10 tuổi ở huyện Thuận Thành, trong số này đã phát hiện 64 trẻ nhiễm sán lợn. Số còn lại đang tiến hành lấy mẫu, chờ kết quả xét nghiệm.

Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam phát hiện ổ dịch sán lợn lớn. Trước đó, năm 2018 đã từng phát hiện một ổ với hơn 100 người mắc sán lợn ở thôn Bù Gia Phúc I, xã Phú Nghĩa, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước vào năm 2018. Khi đó, đã phát hiện 108/904 người có kết quả xét nghiệm dương tính sán lợn.

Theo GS Nguyễn Văn Kính, Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương, bệnh nhân nhiễm sán lợn sẽ phải điều trị bằng Thu*c đặc hiệu. Thu*c điều trị bệnh và ấu trùng bệnh sán dây lợn là Praziquantel, Niclosamide và Albendazole. Phác đồ điều trị có thể áp dụng ở bệnh viện từ tuyến huyện trở lên. Không nên điều trị bằng Thu*c đông y, Thu*c nam hoặc các Thu*c cổ điển đối với bệnh sán dây lợn vì dễ xảy ra biến chứng nguy hiểm.

Việc điều trị sán lợn và ấu trùng sán lợn có thể từ 2 ngày đến 2 tuần để sạch sán.

Một cháu bé được lấy mẫu xét nghiệm sán lợn

Trước đó, ngày 14-2, nhiều phụ huynh có con theo học tại Trường Mầm non Thanh Khương (Bắc Ninh) phát hiện thịt lợn dùng trong bữa ăn của trẻ có nhiều hạt nhỏ như gạo. Nghi là sán, phụ huynh yêu cầu nhà trường làm rõ sự việc, tuy nhiên không nhận được câu trả lời thỏa đáng.

Đến trưa ngày 5-3, một số phụ huynh phát hiện nhà trường dùng thịt gà đông lạnh bị mủn, có mùi, khác với cam kết cung cấp thịt tươi sống của nhà cung cấp.

Cơ quan chức năng đã kiểm tra và phát hiện khoảng 10 kg thịt gà đông lạnh trong tủ lạnh của bếp ăn nhà trường. Sự việc khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng cho sức khỏe của con mình nên đưa con đi xét nghiệm.

Sau khi phát hiện 5 trường hợp là học sinh Trường Mầm non Thanh Khương, Thuận Thành, nhiễm sán, ngày 15-3, hàng trăm phụ huynh trên địa bàn đã đưa con đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương và Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương xét nghiệm.

Các chuyên gia cho biết sán lợn sẽ bị tiêu diệt khi được nấu chín ở nhiệt độ trên 80 độ C. Vì thế, trong trường hợp thịt lợn bệnh có nhiễm sán mà được nấu chín với nhiệt độ cao thì sán cũng bị tiêu diệt.

Tuy nhiên, phòng bệnh vẫn là yếu tố quan trọng nhất, theo đó cần vệ sinh cá nhân, không ăn thịt bò/lợn tái hoặc chưa nấu chín; thực hiện ăn chín, uống chín, ăn rau sống phải rửa sạch dưới vòi nước. Quản lý và xử lý nguồn phân tươi hợp lý, tránh gieo rắc mầm bệnh ra môi trường. Phát hiện và tẩy sán trưởng thành sớm nếu bị nhiễm bệnh.

Theo Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, bệnh sán dây/ấu trùng sán dây lợn (lợn gạo) mắc phải do liên quan đến tập quán ăn uống, ăn thịt lợn chưa nấu chín. Ở Việt Nam, bệnh xuất hiện ở tất cả các vùng miền, các tỉnh thành. Theo số liệu được báo cáo qua các nghiên cứu, qua các cơ sở điều trị đến nay, 55 tỉnh, thành đã có ca bệnh sán dây/ấu trùng sán lợn.

N.Dung
Mạng Y Tế
Nguồn: Người lao động (https://nld.com.vn/suc-khoe/vu-hang-tram-tre-nghi-an-thit-ban-hon-1200-tre-duoc-xet-nghiem-nhiem-san-lon-20190316131426582.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tôi có thói quen hay ăn thịt lợn, bò chần tái. Gần đây, tôi nghe nói ăn thịt tái có thể mắc bệnh giun xoắn, gây teo cơ.
  • Tôi rất mê ăn lòng lợn, tiết canh, hầu như tuần nào cũng ăn 1-2 lần. Tôi nghe nói ăn nhiều phủ tạng động vật không tốt cho sức khỏe và dễ mắc sán dây lợn.
  • Tuy rất ngon bổ, nhưng thịt bò không phù hợp với nhiều người, thậm chí tuyệt đối không được ăn. Có cả những thực phẩm được khuyến cáo là không nên ăn chung.
  • Mới đây, bố tôi đi khám bệnh định kỳ và phát hiện bị nang gan. Tôi nghe nói nang gan có thể do ký sinh trùng gây ra.
  • Bệnh sán dây bò phân bố ở khắp nơi, liên quan đến tập quán ăn uống. Ở Việt Nam, sán dây bò thường gặp hơn sán dây lợn...
  • Lúc nhỏ con bị ban đỏ. Mẹ nói không được ăn gà, nếu ăn con sẽ bị bệnh phong...
  • Ăn thịt chó, không tẩy giun định kỳ, ăn táo có chất bảo quản độc hại đều có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh về máu như rối loạn đông máu ảnh hưởng tới tính mạng….
  • Toxoplasmosis là một thuật ngữ được sử dụng cho bệnh nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma. Ký sinh trùng là một thuật ngữ chung cho bất kỳ sinh vật sống nào sinh sống bên trong hoặc trên bề mặt một sinh vật sống khác. Mèo là nguồn chính của nhiễm ký sinh trùng Toxoplasma.
  • Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam vừa có ý kiến chỉ đạo về giải quyết chế độ đối với thanh niên xung phong (TNXP) làm nhiệm vụ ở Ga Gôi (tỉnh Nam Định) bị nhiễm chất độc do hóa chất phát nổ.
  • Các loại thú nuôi trong nhà như chó, mèo, chim và các loại bò sát đều có thể gây bệnh hoặc truyền các loại ký sinh qua người. Điều này ít xảy ra và hoàn toàn có thể tránh được nếu chúng ta chăm sóc chúng cẩn thận và đúng cách.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY