những điều thú vị ít biết về ngày lễ rằm tháng 7 ở việt nam
việt nam có 54 dân tộc anh em, mỗi nơi lại có những tập tục, nét văn hoá riêng, do vậy cách ăn rằm tháng 7 cũng có những nét đặc trưng khác nhau. cùng tìm hiểu điều thú vị về ngày lễ rằm tháng 7 ở việt nam ngay dưới đây.
Văn khấn Rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan theo văn khấn cổ truyền Việt Nam
Văn khấn rằm tháng 7 tại cửa hàng, cơ quan cũng được nhiều người quan tâm không kém gì văn khấn tại nhà. cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Người dân tộc Nùng làm bánh chuẩn bị cho Rằm tháng 7 (ảnh TL) |
Người nùng ở các tỉnh phía bắc như bắc kạn, cao bằng và lạng sơn còn coi tháng bảy rất đặc biệt trong năm. dân tộc nùng coi rằm tháng 7 là một ngày tết lớn thứ 2 trong năm và chỉ sau tết nguyên đán. dân tộc nùng các vùng đều truyền tai nhau câu nói: “nhất tết tháng giêng, nhì rằm tháng 7”.
Với người Nùng ở Lạng Sơn, “Rằm tháng 7” cũng là ngày Lễ Vu Lan. Nhưng khái niệm Vu Lan thì không phải ai cũng biết, nhiều người chỉ biết rằng tháng Bảy có Tết nên con cái dù đi đâu, làm gì cũng về đoàn tụ với gia đình để “ăn Rằm”.
Để hiểu rõ hơn về Tết “Rằm tháng 7” của người Nùng Lạng Sơn, chúng tôi đã trao đổi với cụ Vi Văn Nhật (82 tuổi) – dân tộc Nùng ở xã Thống Nhất, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn về lễ Vu Lan của dân tộc thiếu số nhiều bản sắc này.
Cụ nhật cho biết, rằm tháng 7 hay 14/ âm lịch là cái tết lớn thứ 2 trong năm sau tết nguyên đán của người nùng ở lạng sơn và vô cùng quan trọng. nghĩa là phải tổ chức ăn tết rằm tháng 7 như tết nguyên đán.
“Tôi là người Nùng và từ lúc lớn lên đã thấy ông bà, bố mẹ tổ chức ăn Tết tháng bảy vào ngày 14 và ngày 15 âm lịch hàng năm. Ngày 14, gia đình tổ chức cúng gia tiên, báo hiếu với ông bà, tổ tiên là những người đã khuất. Nhà nào có điều kiện thì tổ chức mâm cỗ linh đình, nhà không có thì chỉ cần một con vịt luộc chín cũng xong. Tất cả mọi thứ từ gói bánh, nấu bánh chuẩn bị cho Tết đều do nhà tự làm. Mâm cúng không quá cầu kỳ nhưng cũng phải có cơm, có thịt và có rượu... ” – cụ Nhật chia sẻ.
Người nùng coi tết rằm tháng 7 là "tết to" vì từ xa xưa ông bà đã quan niệm rằng tổ tiên mỗi năm chỉ có 2 cái tết là tết nguyên đán và tết tháng bảy được con cháu có lễ cúng đủ đầy. người nùng có phong tục thờ tổ tiên nhưng không cúng rằm, mùng một như người những dân tộc khác. vì thế con cháu cố gắng sắm sửa một mâm cúng đủ đầy để cúng dâng ông bà, tổ tiên vào những dịp tết.
Cụ nhật cho biết thêm: rằm tháng 7 cũng là thời điểm vừa kết thúc một mùa vụ, nên nhiều người còn coi đây là dịp ăn mừng mùa màng, báo cáo với tổ tiên về một mùa vụ đủ đầy… người nùng lạng sơn tổ chức cúng rằm vào ngày 14 : cúng gia tiên, đốt vàng mã, quần áo mã do những người phụ nữ trong gia đình tự tay chuẩn bị để chu cấp cho những người đã khuất. phong tục này có từ lâu đời, mỗi gia đình tự có trách nhiệm chuẩn bị mà không cần phải ai nhắc. mâm lễ cần có các loại bánh dầy, bánh gai, các bánh được gói bằng lá chuối … 2 thứ không thể thiếu trong tết tháng bảy là bánh gai và thịt vịt. đây là điểm đặc trưng trong mâm cỗ ngày lễ của dân tộc nùng nói chung và người nùng lạng sơn nói riêng.
Món bánh độc đáo của người Nùng Lạng Sơn để cúng rằm tháng 7 (ảnh TL) |
Sau lễ ngày 14, ngày rằm (15 âm lịch) gọi là ngày “Pây Tai” (nghĩa là “Về Ngoại” – PV), con cháu gần xa cùng về sum họp tại nhà ngoại. Đây là dịp để con gái đã đi làm dâu, con rể và các cháu ngoại báo hiếu cha mẹ, ông bà, tổ tiên bên ngoại.
Cụ Nhật chia sẻ: Tết “Pây Tai” vào ngày rằm tháng bảy (15/7 âm lịch) là bổn phận của những người phụ nữ Tày, Nùng sau khi đi lấy chồng. Người phụ nữ đi lấy chồng quanh năm lo việc nhà chồng, chỉ ngày mùng 2 tháng Giêng và ngày rằm tháng bảy mới có dịp trở về nhà bố mẹ đẻ để tự tay chăm sóc cha mẹ và sửa soạn lễ cúng tạ ơn ông bà tổ tiên.
Theo truyền thống, con gái và con rể sẽ đem lễ về thăm nhà ngoại để tỏ lòng biết ơn sinh thành của cha mẹ. Món quà ít hay nhiều tùy thuộc vào hoàn cảnh gia đình, nhưng không thể thiếu hai con vịt béo, vài cặp bánh gai và một chai rượu. Những người con không có điều kiện thì chỉ cần một con vịt hoặc chút bánh kẹo cũng là lòng thành với đấng sinh thành.
Tết Rằm tháng Bảy của người Nùng ở Lạng Sơn ngoài ý nghĩa thờ cúng tổ tiên, cúng các vong hồn còn là dịp để gia đình, dòng họ sum họp, con cái thể hiện lòng biết ơn, tình cảm và lòng hiếu kính đối với cha mẹ. Người Nùng thường nói: “Bươn Chiêng kin nựa Cáy, bươn Chất kin nựa Pết”, nghĩa là Tết tháng Giêng ăn thịt gà, Tết tháng Bảy ăn thịt vịt. Theo truyền thống của dân tộc Nùng ở Lạng Sơn, Tết Rằm tháng Bảy (tiến hành vào ngày 14/7 âm lịch) đặc biệt ở chỗ tất cả các món ăn dâng lên bàn thờ gia tiên đều do các bà, các mẹ tự tay chuẩn bị, nấu nướng. Từ ngày 13/7 âm lịch, các gia đình đã tất bật chuẩn bị. Những món ăn không thể thiếu trong Rằm tháng Bảy là thịt lợn quay với lá mác mật, thịt vịt và bánh gai. Đồ mã là những “bộ đồ giấy” được thiết kế đẹp mắt với nhiều màu sắc sặc sỡ để “gửi” cho ông bà, tổ tiên. |
những điều thú vị ít biết về ngày lễ rằm tháng 7 ở việt nam
việt nam có 54 dân tộc anh em, mỗi nơi lại có những tập tục, nét văn hoá riêng, do vậy cách ăn rằm tháng 7 cũng có những nét đặc trưng khác nhau. cùng tìm hiểu điều thú vị về ngày lễ rằm tháng 7 ở việt nam ngay dưới đây.
Những con giáp gặp được Quý nhân sau ngày Rằm tháng 7: Tiền đồ gia tăng không ngừng
Những con giáp gặp được quý nhân sau ngày rằm tháng 7 sẽ có nhiều cơ hội mới trong công việc nói chung và kinh doanh nói riêng. đây là khoảng thời gian họ nên nắm bắt và lựa chọn những bước tiến mới.
Cách soạn mâm cỗ cúng gia tiên ngày Rằm tháng 7
Mâm cỗ cúng gia tiên ngày rằm tháng 7 làm sao cho đầy đủ tươm tất là điều khiến nhiều người băn khoăn....
Chủ đề liên quan:
người nùng Lạng Sơn ăn tết tháng 7 rằm tháng 7 rằm tháng 7 của người nùng lạng sơn tết của người Nùng lạng sơn