Tâm sự hôm nay

6 món ăn không thể thiếu trong mâm cỗ cúng rằm tháng 7

Làm cơm cúng ông bà tổ tiên vào rằm tháng 7 đã trở thành một truyền thống mang nét ý nghĩa quan trọng đối với mỗi gia đình. Cùng tham khảo cách làm một mâm cỗ ngon sau đây.

Đây là món ăn không thể thiếu trong rất nhiều dịp cúng quan trọng. Để có một đĩa gà vàng ươm, thơm ngon, các bạn có thể tham khảo cách làm sau:

: Không được đổ nước nóng hoặc nước sôi vào gà ngay. Nhiều người có thói quen đun nồi nước thật sôi rồi mới thả gà vào, nhưng làm vậy sẽ khiến da gà bị bong tuột, vì thế tốt nhất phải lấy nước nguội đổ vào cho ngập gà rồi mới bắt đầu luộc sẽ đẹp hơn.

- Tùy vào gà to hay nhỏ, béo hay gầy, có già không mà thời gian luộc là tương đối khác nhau. Tuy nhiên luộc nhanh trung bình thì mất khoảng 30 phút.

- Trong quá trình luộc gà tốt nhất là để lửa nhỏ, nếu nước sôi sùng sục sẽ khiến gà chín nhanh nhưng không được ngọt mềm, khi lửa quá to sẽ dễ làm phần thịt ở đùi gà co lên rất xấu và là tối kị đối với các loại gà luộc để cúng vì phải yêu cầu hình thức đẹp. Khi thấy nước sôi tầm 5 phút bạn nên vặn nhỏ lửa và đun thêm khoảng thêm 15 phút. Để gà mới có thể chín vàng đều và da vàng óng, bạn có thể dùng tăm nhỏ chọc vào phần đùi gà, nếu không thấy nước đỏ chảy ra là gà chín. Khi bắc xuống bếp vẫn nên đậy kín vung trong khoảng 20 phút.

- Sau khi gà chín, khi vớt gà ra bạn nên cho ngay vào nồi nước lạnh hoặc cho vào rổ inox rồi xối nước lạnh trực tiếp lên, sờ cho đến khi da gà nguội hẳn mới vớt hẳn ra hoặc không xối nước lên nữa nếu không da gà sẽ dễ bị thâm và khô.

- Giã nát củ nghệ rồi vắt lấy nước trộn mỡ gà dã thắng. Khi thấy gà đã ráo nước thì quét một lớp hỗn hợp này dàn đều lên phần da gà khi đã ráo nước. Đảm bảo gà luộc sẽ trông thật bóng bẩy và căng mượt nhìn thật hấp dẫn. Bây giờ bạn chỉ cần chọn đĩa phù hợp rồi bày lên.

Sau khi chuẩn bị các nguyên liệu sau: lòng mề gà, nước hầm xương gà hoặc xương lợn, mộc nhĩ, miến, nấm hương, hành khô, hành tươi, rau mùi, rau răm, gia vị thì bạn tiến hành làm món miến nấu lòng gà như sau:

- Miến đem ngâm với nước cho nở, mộc nhĩ, nấm hương cũng ngâm nước cho nở, mộc nhĩ rửa sạch, nấm hương cắt chân.Hành, răm nhặt và rửa sạch, thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương thái chỉ. Lòng mề gà rửa sạch, thái miếng vừa ăn, ướp với 1 chút gia vị cho ngấm. Miến sau khi ngâm với nước vớt ra rửa sạch và cắt ngắn.

- Cho lòng mề gà đã ướp vào xào cùng với mộc nhĩ nấm hương cho chín. Nước dùng đun sôi, sau khi nêm nếm gia vị vừa miệng ăn thì thả miến vào trần và vớt ra bát, bày lòng gà xào lên trên cùng với hành dăm, đổ nước dùng vào bát miến. Miến nấu lòng gà nên ăn lúc nóng, để lâu sợi miến sẽ bị trương và nguội.

Nem rán

Đây là món ăn truyền thống và vô cùng dân giã. Tùy thuộc vào khẩu vị của bạn mà gia đình mà các bạn chọn những nguyên liệu làm nem sao cho phù hợp. Các bạn cũng có thể tham khảo cách làm và rán nem sau đây để có đĩa nem ngon mắt và giòn tan.

- Đầu tiên, thịt lợn sấn mua về băm nhỏ, hành tây thái nhỏ, cà rốt thái sợi hoặc thái hạt lựu thật bé. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nước nóng, bỏ chân, rửa sạch lại rồi thái sợi bé. Miến ngâm nước ấm cho mềm ra rồi dùng kéo cắt nhỏ. Hành lá rửa sạch, thái nhỏ phần lá hành. Phần củ còn lại bạn đập dập, bằm nhỏ. Cho hành lá vào trộn cùng nguyên liệu làm nem sẽ giúp món nem ngon hơn. Hành tây lột vỏ, thái mỏng rồi bằm nhỏ. Củ đậu và cà rốt bào sợi. Rau mùi thái nhỏ. Mộc nhĩ, nấm hương ngâm nở, bằm nhỏ và miến ngâm nở, cắt ngắn.

- Trộn đều các loại nguyên liệu đã băm với gia vị, hạt tiêu vừa khẩu vị, ta đã có nhân nem. Để món nem rán ngon, bạn uớp nhân nem trong vòng 5-7 phút cho ngấm đều. Đập trứng vào, trộn đều. Nhớ cho một quả trứng trước, sau khi đảo đều nhân nem, nếu thấy nhân khô có thể cho thêm quả nữa, tuy nhiên không nên cho trứng quá nhiều khiến nhân bị ướt, khó quấn thành nem.

- Bước rán nem: Sau khi gói nem, làm nóng dầu trong chảo, cho nem vào rán ngập dầu hoặc rán bằng chiều cao nửa miếng nem rồi tiến hành lật. Rán đến khi nem vàng, giòn là được.

- Món nem có ngon hay không tùy thuộc rất nhiều vào nước chấm. Cách pha nước chấm nem như sau, đầu tiên đập dập tỏi, ớt cho vào bát nhỏ. Thêm lần lượt dấm, nước mắm, đường và nước ấm. Tùy thuộc vào khẩu vị ăn của gia đình bạn có thể điều chỉnh độ mặn, ngọt của nước chấm nem rán cho phù hợp.

Thông thường, các bà nội trợ vẫn thường đặt giò ở cửa hàng để nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, để an toàn và sạch sẽ, bạn cũng có thể thử cách làm như sau:

- Chuẩn bị các nguyên liệu: 500gr thịt heo xay sẵn. Thường thịt xay sẵn thường có mỡ và nạc. Không nên dùng thịt nguyên nạc khiến giò rất khô, kém độ ngon, 30gr bột năng hay bột bắp, Gia vị: 1 muỗng canh nước mắm; 1/2 muỗng cà phê bột nêm; 1/2 muỗng cà phê đường; 1 muỗng cà phê bột tiêu trắng (tiêu trắng sẽ làm giò không bị đen), 50ml nước đá lạnh (cần thật lạnh), 15g bột nở.

- Thịt heo xay cho vào ngăn đá 45 phút. Qua 45 phút lấy thịt ra cho vào máy xay thịt cùng với bột bắp, bột nở, đường, bột nêm, tiêu trắng, nước mắm rồi ấn máy xay 15 giây.

- Sau đó cho 1 chút nước đá vào, bấm máy xay 10 giây rồi lại cho thêm 1 ít nước đá nữa. Cứ mỗi đợt máy quay 10-15 giây thì ngưng 1 chút và bấm xay tiếp cho đến khi cho hết nước lạnh và thịt heo chuyển qua máu trắng hồng rất dẻo và dính là đã đạt được yêu cầu.

- Trải 1 miếng màng bọc thực phẩm xuống bàn. Sau đó, cho 3 miếng lá chuối to lên, rồi mới lấy giò sống cho vào giữa. Để giò sống không dính tay bạn thấm vào tay 1 ít nước lạnh. Nắm hai mép lá chuối và màng bọc thực phẩm lại với nhau, sau đó gói lại (Giống như gói bánh tét).

- Gấp 1 đầu giò lại, dựng đứng cây giò lên, cắt bớt phần dư nếu lá dư nhiều. Dùng tay ấn mình giò sống rồi gấp lại. Đầu bên kia bạn cũng làm như thế. Và cột dây dọc. Bây giờ bạn lăn tròn cho đòn giò tròn tròn rồi cột dây ngang. Cho giò vào hấp 30-45 phút kể từ khi nước sôi. Khi giò chín bạn lấy ra. Lăn đòn giò lên bàn, và để ráo nước.

- Chuẩn bị các nguyên liệu sau: gạo nếp cái hoa vàng 500g, đậu xanh 400g, nước cốt dừa, muối và đường.

Cách làm tiến hành như sau:

- Đỗ xanh bỏ vỏ, chọn bỏ những hạt lỗi. Cho vào ngâm nước khoảng 5 tiếng. Gạo vo sạch cho vào ngâm nước khoảng 6 – 8 tiếng. Nếu ngâm nước nóng thì nhanh hơn.

- Cho gạo, đỗ, 2 thìa cà phê muối, 2 thìa cà phê đường vào trộn đều và cho lên nồi đồ xôi. Khi sôi khoảng 10 phút bạn đảo đều lên và đun tiếp đến khi chín mềm.

- Khi sôi chín gần vớt ra thì cho 3 thìa cà phê nước cốt dừa vào và đảo đều tay rồi cho ra đĩa.

- Các bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu sau: 300gr hạt sen tươi hoặc 150gr hạt sen khô, 1kg quả nhãn lồng hoặc 200gr long nhãn khô, 0,5kg đường.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu, các bạn tiến hành nấu chè theo các bước sau:

- Hạt sen tươi rửa sạch thông tâm. Nếu dùng hạt sen khô thì phải ngâm nở.

- Quả nhãn tươi bóc vỏ, khéo léo dùng dao tách hạt sao cho cùi nhãn không bị rách. Nếu dùng long nhãn khô thì phải ngâm nở.

- Cho hạt sen vào nồi đổ ngập nước, ninh mềm. Khi hạt sen mềm thì cho đường vào ninh tiếp trong 10 phút cho ngấm. Tắt bếp, vớt hết hạt sen ra.

- Dùng một thìa nhỏ lồng hạt sen vào long nhãn.

- Đun sôi phần nước sen khi trước, cho tất cả chỗ sen lồng nhãn vào nồi, đun sôi trở lại rồi tắt bếp.

- Múc chè hạt sen long nhãn ra bát, ăn nguội hoặc thêm đá để tăng vị thanh mát của chè hạt sen.

Chúc các bạn thành công với mâm cỗ cúng ông bà tổ tiên trong rằm tháng 7.

Phương Ly (T/h)

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-6-mon-an-khong-the-thieu-trong-mam-co-cung-ram-thang-7-16567.html)

Tin cùng nội dung

  • Sự tiến bộ của y học hiện nay, cả tây y và đông y, có thể giúp các đôi vợ chồng tăng khả năng thụ thai.
  • Bỏng là T*i n*n thường gặp ở trẻ, số lượng bệnh nhi phải nhập viện cấp cứu, điều trị, thậm chí Tu vong do bỏng ngày càng gia tăng, nhất là vào thời gian nghỉ hè.
  • Theo y học cổ truyền, bệnh viêm loét dạ dày tá tràng thuộc phạm vi chứng vị quản thống.
  • Đau răng, sâu răng, lợi chảy máu thường gặp ở cả người lớn và trẻ em, nhưng trẻ em mắc nhiều hơn. Mặc dù không gây nguy hiểm, nhưng nó cũng mang đến nhiều phiền toái cho người bệnh, như tổn thương răng lợi, đau nhức, khó nhai hoặc không nhai được thức ăn, hôi miệng, mất tự tin khi giao tiếp. Nguyên nhân do âm huyết suy kém, hư hỏa bốc lên, khắc phạt các tạng can, tỳ, phế, thận. Xin giới thiệu một số món ăn Thu*c hỗ trợ trị bệnh.
  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.