Bạn nên biết hôm nay

WHO khuyến cáo không dùng rượu bia ngừa Covid-19

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng đồ uống có cồn không thể ngăn ngừa nCoV, kêu gọi chính phủ các nước mạnh tay kiểm soát mặt hàng này.

"Lạm dụng rượu bia trong thời gian cách ly có thể làm các vấn đề sức khỏe sẵn có thêm nghiêm trọng, thúc đẩy các hành vi tiêu cực, ảnh hưởng đến tâm lý hoặc làm gia tăng tình trạng bạo lực", WHO tuyên bố hôm 14/4.

WHO một lần nữa bác bỏ các tin đồn sai lệch cho rằng đồ uống có cồn, cụ thể là rượu ethyl và ethanol giết ch*t được nCoV hoặc khiến cơ thể người miễn nhiễm với virus. Các loại rượu nồng độ cồn từ 60% trở lên có thể khử trùng da, song nó không giúp diệt mầm bệnh khi hấp thụ vào cơ thể.       

"Uống nhiều rượu bia thậm chí có thể làm tổn hại hệ miễn dịch, gây suy giảm khả năng chống lại virus ở người. Vì vậy uống rượu bia trong khi đang mắc bệnh sẽ làm gia tăng các rủi ro", WHO khuyến cáo.

Carina Ferreira-Borges, giám đốc Chiến dịch Phòng chống tiêu thụ Rượu và M* t*y Bất hợp pháp của WHO châu Âu, cho biết dù ở trong đại dịch hay không, lạm dụng rượu bia vẫn là một vấn đề nan giải. Mỗi năm, thế giới ghi nhận ít nhất ba triệu ca Tu vong liên quan đến rượu bia.

"Giữa đại dịch, khi đang cách ly, chúng ta nên tự hỏi những mối nguy mà mình và người thân sẽ gặp phải nếu sử dụng một thức uống có hại cho sức khỏe thể chất, ảnh hưởng đến hành vi cá nhân, dễ dẫn đến có bạo lực", bà Borges phát biểu.

WHO cũng cho rằng nên "duy trì, thậm chí thắt chặt" các quy định về sử dụng rượu bia trong đại dịch.

Hiện chưa có thống kê cho thấy Covid-19 ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ rượu bia. Song dữ liệu về doanh thu của các đại lý cho thấy người dân có xu hướng mua nhiều đồ uống có cồn hơn khi đang cách ly.Trong tuần thứ ba của tháng 3, con số này tăng 55% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Nielsen.

Trước đó vào tháng 3, 27 người Tu vong do ngộ độc methanol sau khi uống quá nhiều rượu "để chữa Covid-19".       

Thục Linh (Theo CNN)

Uống rượu mong trị nCoV, 27 người thiệt mạng

Ăn uống ngừa nCoV cho người bệnh phổi mạn tính

Tìm vũ khí chống Covid-19 từ vaccine lao, sởi

Mạng Y Tế
Nguồn: Vnexpress (https://vnexpress.net/who-khuyen-cao-khong-dung-ruou-bia-ngua-covid-19-4086008.html)

Tin cùng nội dung

  • Nếu dùng Thuốc chung rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho Thuốc có những tác dụng rất bất lợi.
  • Hòng tránh được tình trạng lên cân, cải thiện được sức khỏe và có được giấc ngủ ngon thì bạn cần né 6 loại thực phẩm dưới đây vào cuối ngày nhé!
  • Rượu bia được xem là gia vị để chuyện chăn gối thêm mặn nồng nhưng cũng có thể trở thành “độc dược” khiến người ta mất đi bản lĩnh tình yêu của mình.
  • Việt Nam có mức thu nhập đứng thứ 8 khu vực Đông Nam Á nhưng mức tiêu thụ bia lại đứng đầu khu vực, vượt xa so với các nước kế tiếp là Thái Lan, và Philippines.
  • Rượu, bia là yếu tố nguy cơ thứ 4 trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển...
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Ngày Tết là dịp có đầy đủ các yếu tố làm cho cơn đau dạ dày có điều kiện thuận lợi tái phát nếu người bệnh không thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt chặt chẽ.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
  • Việc lạm dụng đồ uống có cồn đang khiến “lò xo” của nhiều nam giới rơi vào tình trạng “trên bảo dưới không nghe” - không chỉ khả năng T*nh d*c giảm mà chất lượng tinh trùng cũng èo uột.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY