Kết quả cho thấy thời gian để bệnh nhân có xạ trị cải thiện đáng kể tình trạng sức khỏe là 3 ngày, trong khi bệnh nhân không xạ trị mất đến 12 ngày.
Một số tác dụng khác của xạ trị là thời gian xuất viện trung bình ngắn hơn - 12 ngày so với 20 ngày, nguy cơ phải thở máy thấp hơn - 10% so với 40%.
Bác sĩ Mohammad Khan thuộc đại học Emory cho biết nhóm áp dụng xạ trị là người bệnh lớn tuổi hơn, tình trạng nặng hơn và phổi tổn thương nhiều hơn. Mặc dù vậy liệu pháp này vẫn phát huy tác dụng
“Xạ trị có thể làm giảm viêm phổi lẫn lượng cytokine gây viêm”, theo bác sĩ Khan.
Cytokine đóng vai trò thông báo tế bào miễn dịch khác di chuyển đến vị trí nhiễm trùng thực hiện nhiệm vụ, số cytokine ban đầu lại kích hoạt các tế bào này tạo ra nhiều cytokine hơn. Trong điều kiện thường, vòng kích hoạt được kiểm soát an toàn. Tuy nhiên, nếu mất kiểm soát, cytokine giải phóng quá nhanh hoặc quá nhiều gây phản ứng miễn dịch quá mức tàn phá cả tế bào khỏe mạnh.
Đầu tuần qua, bác sĩ ở Pháp báo cáo một trường hợp rất hiếm cho thấy lây truyền SARS-CoV-2 qua nhau thai hoàn toàn có khả năng xảy ra. Họ phát hiện vi rút trong mô nhau thai lẫn trong máu của cả mẹ và con (người mẹ mắc COVID-19). May mắn cả hai đều hồi phục tốt.
Giáo sư Marian Knight thuộc đại học Oxford đánh giá trường hợp trên không đáng lo ngại. Trong số hàng nghìn trẻ được sinh ra từ bà mẹ mắc COVID-19, chỉ khoảng 1 - 2% cũng dương tính.