Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xem xét ưu tiên tiêm vaccine Covid-19 cho phụ nữ mang thai, bà mẹ cho con bú

(MangYTe) - Ngày 21/8, Bộ Y tế ban hành Công văn số 6866/BYT-BMTE về ưu tiên tiêm vaccine xin cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trong bối cảnh dịch Covid-19.

Theo đó, nhằm tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe, bảo đảm an toàn cho phụ nữ mang thai, bà mẹ và trẻ sơ sinh trong bối cảnh dịch covid-19 đang diễn biến vô cùng phức tạp tại việt nam, bộ y tế yêu cầu căn cứ vào tình hình dịch bệnh của địa phương, khả năng cung ứng vaccine covid-19, xem xét ưu tiên tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, bà mẹ đang cho con bú trên địa bàn, đơn vị.

Tiêm vaccine phòng covid-19 cho phụ nữ mang thai trên 13 tuần tại bv hùng vương- tp hồ chí minh

Trong đó, việc tiêm vaccine covid-19 cho phụ nữ mang thai được thực hiện theo quy định của quyết định số 3802/qđ-byt do bộ y tế ban hành ngày 10/8 như sau:

- phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần là đối tượng phải được khám sàng lọc kỹ lưỡng và thận trọng; phụ nữ mang thai dưới 13 tuần là đối tượng trì hoãn tiêm chủng.

- chống chỉ định tiêm vaccine sputnik v cho phụ nữ mang thai và đang cho con bú.

- Trước khi tiêm vaccine cho phụ nữ mang thai, phải hỏi tuổi thai, giải thích nguy cơ, lợi ích và chỉ nên cân nhắc tiêm cho phụ nữ từ trên 13 tuần tuổi nếu lợi ích tiềm năng lớn hơn bất kỳ nguy cơ tiềm tàng nào với cả mẹ và thai nhi.

- nếu phụ nữ mang thai từ trên 13 tuần tuổi sau khi được giải thích vẫn đồng ý tiêm thì cần chuyển đến tiêm và theo dõi tại cơ sở y tế có khả năng cấp cứu sản khoa...

K.VÂN

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/xem-xet-uu-tien-tiem-vaccine-covid-19-cho-phu-nu-mang-thai-ba-me-cho-con-bu-20210821172348521.htm)

Tin cùng nội dung

  • Thủy đậu được coi là bệnh lành tính nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách ở cả trẻ em và người lớn. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể trở thành một mối lo lớn đối với các bà mẹ trong thời kỳ mang thai vì nó có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
  • Đau dây chằng là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Khi mang thai, để hỗ trợ tử cung nâng đỡ trọng lượng của em bé, nước ối, nhau thai…thì dây chằng của người mẹ cũng mở rộng và phát triển nên dây chằng sẽ căng và thai phụ sẽ cảm thấy ê ẩm, đau đớn.
  • Nhiều người cho rằng chăm sóc sức khỏe sinh sản là việc làm chỉ dành cho những phụ nữ đã lập gia đình. Nhưng trong thực tế, việc chăm sóc sức khỏe tiền hôn nhân là việc làm rất cần thiết,
  • Thời gian mang thai được coi là một yếu tố nguy cơ NKTN ở phụ nữ. Nguy hiểm hơn là có từ 5 đến 10% thai phụ mắc bệnh nhưng không có dấu hiệu lâm sàng.
  • Sau khi sinh con cơ thể bạn cần có một thời gian để hồi phục và trở lại bình thường. Thời gian này thường kéo dài khoảng 6 tuần (gọi là thời kỳ hậu sản).
  • Thông tin tại buổi họp báo diễn ra ngày 18/3, Bộ Y tế cho biết y tế cơ sở (YTCS) đóng vai trò quan trọng trong thực hiện mục tiêu bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân do đây là tuyến y tế trực tiếp gần dân nhất
  • Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng Thu*c ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.
  • Bệnh lây qua đường T*nh d*c trong thai kỳ, có thể gây ra nguy cơ sẩy thai, sinh non, sinh con nhẹ cân, và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.
  • Mỗi khi sản phụ bị sốt chưa rõ nguyên nhân, ta phải chú ý ngay tới viêm thận – tiết niệu .
  • Người chăm sóc sức khỏe là người chăm sóc cơ bản cho một người có bệnh mạn tính. Bệnh mạn tính là một căn bệnh kéo dài trong một thời gian dài hoặc không thể khỏi được
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY