Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Xét nghiệm 26 người ở BV Phụ sản Hà Nội liên quan bệnh nhân 243 mắc COVID-19

Sáng 7/4, PGS.TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong số 26 người tiếp xúc gần với bệnh nhân 243 có 17 y bác sĩ, số còn lại là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đang điều trị tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Lấy lại bản lĩnh sau 7 ngày, quý ông ngoài 30 tuổi nên bỏ túi ngay bí kíp nàyTin tài trợ

Trước đó tối 6/4, Bộ Y tế xác nhận bệnh nhân 47 tuổi, ở huyện Mê Linh (Hà Nội) là bệnh nhân 243 mắc COVID-19, hiện được điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TƯ. Trước khi phát hiện dương tính với SARS-CoV-2, bệnh nhân 243 đã đưa người nhà tới khám tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.

Liên quan ca bệnh này, CDC Hà Nội triển khai phong toả, cách ly, điều tra được 73 trường hợp tiếp xúc gần (F1), đã đưa đi cách ly tập trung, tiếp tục điều tra các ca tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) để có biện pháp ứng phó.

Báo cáo trong cuộc họp Thường trực Chính phủ lúc cuối giờ chiều 6/4, ông Ngô Văn Quý, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội ngày hôm qua cho biết, UBND TP đã chỉ đạo Trung tâm Y tế, UBND huyện Mê Linh, CDC Hà Nội triển khai phong toả, cách ly, điều tra được 73 trường hợp tiếp xúc gần (tạm gọi là F1), đã đưa đi cách ly tập trung, tiếp tục điều tra các ca tiếp xúc với người tiếp xúc gần (F2) để có biện pháp ứng phó.

Ông Cảm cho hay, 26 người này đã được lấy mẫu xét nghiệm tối 6/4, dự kiến trưa 7/4 sẽ có kết quả. Nếu có kết quả âm tính, họ vẫn phải cách ly đủ số ngày theo quy định.

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội cho biết ngoài số người F1, bệnh viện rà soát có 46 người thuộc diện F2. Hiện họ đang được cách ly tại cơ sở 2 của bệnh viện.

CDC Hà Nội đã phun khử khuẩn bệnh viện. Hiện bệnh viện chỉ áp dụng biện pháp cách ly người liên quan bệnh nhân 243, không phong tỏa bệnh viện.

Trước tình hình dịch COVID-19 lây lan trong cộng đồng, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã yêu cầu người đến khám phải khai báo y tế. Khi bệnh nhân 243 đưa người nhà đi khám vào ngày 4/4 đã thực hiện điều này song không cho biết từng tới Bệnh viện Bạch Mai vì đã qua 14 ngày.

Do nhận thấy việc khai báo y tế cho thấy "không có vấn đề gì" nên các y bác sĩ đón bệnh nhân vào viện. Sau đó, bệnh nhân quay lại cùng với người thân để thăm bệnh vào ngày 5/4 nên số nhân viên y tế tiếp xúc với bệnh nhân tăng lên.

Thông báo ca bệnh 243 của Bộ Y tế cho thấy: Ngày 12/3, bệnh nhân đưa vợ đi khám bệnh tại Khoa Miễn dịch - Dị ứng, Bệnh viện Bạch Mai và về trong ngày, ăn uống tại quán cơm đường Giải Phóng đối diện cổng bệnh viện.

Từ đó đến nay chưa quay lại bệnh viện. Ngày 30/3, bệnh nhân khai báo trạm y tế và được cách ly tại nhà ở Hạ Lôi, Mê Linh, Hà Nội, không có biểu hiện triệu chứng.

Bệnh nhân có tiếp xúc gần với người nhà, người thân và bạn kinh doanh. Ngày 4/4, anh được lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm của CDC Hà Nội, ngày 6/4 cho kết quả dương tính với SARS-CoV-2.

Danh sách các bệnh khủng khiếp 'tàn phá' cơ thể khi thường xuyên ăn tối muộn

Ăn tối muộn cộng với việc ăn quá no, quá nhiều đồ dầu mỡ... khiến cho dạ dày, gan, thận phải làm việc nhiều hơn. Đây là cơ hội để nhiều bệnh nguy hiểm tấn công bạn, từ đột quỵ, ung thư dạ dày, suy gan, thận...

Hành tây: Cực tốt và cực độc, biết mà tránh kẻo 'mang họa vào thân'

Bên cạnh những lợi ích của hành tây đối với sức khỏe, nếu ăn không đúng cách hoặc với một số người có bệnh 'đại kỵ' với hành tây, ăn loại củ này có thể khiến bệnh trầm trọng hơn hoặc gây hại cho cơ thể.

7 thói quen nhiều người Việt làm hằng ngày, cần thay đổi ngay nếu không muốn mắc COVID-19

Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 khuyến cáo người dân nên thay đổi những thói quen dưới đây để tránh lây nhiễm COVID-19.

Bệnh viện Bạch Mai thông báo kết quả hơn 14.000 mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2

Theo báo cáo của BV Bạch Mai, đến 18h00 ngày 05/4/2020, đã rà soát 52.239 người, đã tiến hành cách ly 26.579 người, lấy mẫu xét nghiệm 14.656 người, 5.820 mẫu âm tính, số còn lại đang chờ kết quả.

Thái Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tiền phong (https://www.tienphong.vn/suc-khoe/xet-nghiem-26-nguoi-o-bv-phu-san-ha-noi-lien-quan-benh-nhan-243-mac-covid19-1637161.tpo)

Tin cùng nội dung

  • Tốc độ lắng máu hay tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR), protein C phản ứng (C-reactive protein - CRP) và độ nhớt huyết tương (plasma viscosity - PV) là các xét nghiệm máu thường được sử dụng để phát hiện sự gia tăng protein, và là dấu hiệu của viêm.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Xét nghiệm đánh giá độ lọc cầu thận (eGFR) được sử dụng không phải để trực tiếp chẩn đoán các bệnh về thận mà nhằm đánh giá hoạt động chức năng của thận có tốt hay không.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Bệnh về da và tổn thương da là những vấn đề y tế phổ biến liên quan đến công việc. Người lao động ở mọi độ tuổi và ngành nghề đều có thể gặp các vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này nói về những vấn đề về da liên quan đến nghề nghiệp và cách bảo vệ da tại nơi làm việc.
  • Bạn có thể có nguy cơ bị bệnh phổi liên quan đến công việc nếu không khí tại nơi làm việc chứa quá nhiều bụi, khói, khí gas, hơi hoặc sương mù. Việc hút Thu*c cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh phổi liên quan đến nghề nghiệp. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về các nguy cơ và cách phòng tránh.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY