Kinh tế xã hội hôm nay

Xuân về trên bản Sa Ná

(MangYTe) - Bỏ lại ký ức đau thương của trận lũ lịch sử hồi tháng 8/2019, người dân bản Sa Ná (xã Na Mèo, huyện Quan Sơn, Thanh Hóa) đang vực dậy mạnh mẽ nhờ sự quan tâm, hỗ trợ của cộng đồng. Một mùa Xuân mới đang về với nơi đây mang theo nhiều hy vọng.

Khu dân cư mới ở bản Sa Ná được trang hoàng đón Xuân Canh Tý 2020

Đại công trường bên dòng suối Son

Chúng tôi trở lại bản sa ná sau hơn 5 tháng kể từ khi trận lũ lịch sử xảy ra, cuốn trôi gần như toàn bộ bản nghèo vùng biên. đường vào bản sa ná đã được dọn dẹp, nhưng nhiều đoạn vẫn còn rất ngổn ngang.

Dòng suối son không còn dữ dội, nhưng những móng nhà trơ trọi vẫn nằm đó, gợi nhớ về ký ức kinh hoàng của trận lũ chưa từng có trong lịch sử. cách vị trí xảy ra lũ quét khoảng 1km, đại công trường tái định cư cho những hộ dân bản sa ná bị thiệt hại đang được tập trung hoàn thiện.

Trong trận lũ lịch sử hồi tháng 8/2019, bản sa ná là nơi chịu thiệt hại nặng nề nhất khi có tới 13 người ch*t và mất tích. 44 ngôi nhà bị sập, đổ hoàn toàn. ruộng nương và nhiều tài sản cũng bị cuốn trôi theo dòng nước dữ…

Bí thư đảng ủy xã na mèo, ông lữ văn hà cho biết, ngày lũ qua đi ubnd huyện quan sơn đã chọn vị trí định cư mới cho người dân bản sa ná tại khu poong ngồ. khu tái định cư rộng 5,29ha, có vị trí bằng phẳng, rừng xanh bao phủ. chính quyền địa phương cũng đã xây dựng kè chống sạt lở cục bộ…

Người dân bản Sa Ná nỗ lực tái thiết sau thiên tai 

Đặc biệt, công tác tái định cư cho các hộ dân bị mất nhà cửa, nằm trong vùng ảnh hưởng của thiên tai phải di dời, được địa phương rốt ráo thực hiện. chỉ sau hơn 4 tháng, 51 ngôi nhà mới đã được xây dựng, giúp bà con nơi đây an cư đón tết canh tý 2020.

Bên cạnh hạ tầng giao thông, trường mầm non, trường tiểu học, nhà văn hoá và hạ tầng giao thông khu tái định cư cũng đang được đầu tư xây dựng đồng bộ. dự kiến tháng 3/2020, học sinh bản sa ná và thôn bản lân cận sẽ được lên lớp trong những phòng học mới khang trang, rộng đẹp hơn...

Lo sinh kế cho đồng bào miền biên

Sau an cư, chính quyền và người dân bản sa ná lại trăn trở với bài toán sinh kế. trận lũ lịch sử hơn 5 tháng trước đã khiến toàn bộ diện tích canh tác nông nghiệp ven suối son của 78 hộ dân bị cuốn trôi, đến nay, chỉ còn lại đất đá vương vãi ngổn ngang…

Ông ngân văn piến (ngụ bản sa ná) cho biết, trước đây gia đình có 8 sào ruộng nương canh tác lúa, nhưng nay chưa thể khôi phục để sản xuất. dù mỗi tháng đang được nhà nước hỗ trợ 15kg gạo/nhân khẩu, nhưng ông piến cùng đồng bào nghèo ở bản sa ná vẫn phải cố gắng tìm kế sinh nhai để ổn định cuộc sống về lâu dài.

Một góc khu định cư mới ở bản Sa Ná 

Hiện, một bộ phận người dân nơi đây tập trung khai thác luồng, vầu, tre, nứa… trong rừng sâu để bán cho thương lái. Số khác vào rừng sâu để phát nương, làm rẫy, chăn nuôi lợn gà; hoặc lặn lội đi làm công ở nơi xa, cuối tháng mới về thăm gia đình…

Ông Mèo Lữ Văn Hà cho biết thêm, bên cạnh tiếp tục thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ của Nhà nước cho đồng bào dân tộc khó khăn bản Sa Ná, địa phương đang tích cực phục hồi diện tích canh tác lúa, rau màu, nuôi trồng thuỷ sản ven suối Son. Thời gian tới, sẽ đẩy mạnh hướng dẫn ký thuật thâm canh lâm nghiệp và khuyến khích bà con khai hoang.

 Nhà văn hoá bản Sa Ná được xây dựng mới khang trang, rộng đẹp

Dù vậy, theo ông lữ văn hà, đời sống sản xuất của cư dân miền biên vẫn rất khó khăn. do đó, mong muốn nhà nước có chính sách đặc thù để hỗ trợ bà con bản sa ná nói riêng, xã na mèo nói chung phát triển kinh tế. bên cạnh đó, tiếp tục quan tâm, nâng cấp hệ thống giao thông nối từ tỉnh lộ 27 vào bản sa ná để đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương cho bản miền biên xa xôi này…

Hy vọng trong Xuân mới

Khi chúng tôi ghé thăm, anh Hà Văn Vân (ngụ bản Sa Ná) đang dọn dẹp nhà cửa để đón Tết Canh Tý 2020. Có lẽ trong suốt quãng đời còn lại, anh Vân sẽ không thể quên được ký ức kinh hoàng của đêm ngày 2, rạng sáng ngày 3/8/2019.

Một phụ nữ dọn dẹp nhà cửa chuẩn bị đón Tết 

Trận lũ dữ đổ về đột ngột đã khiến bố mẹ, người vợ và hai con yêu dấu của anh Vân ra đi mãi mãi. May mắn khi trong đau thương, mất mát vô bờ, anh Vân không đơn độc… 

“Sau trận lũ dữ, các cấp chính quyền, các nhà hảo tâm thường xuyên đến thăm hỏi và hỗ trợ để tôi an cư, ổn định cuộc sống. Sự động viên, khích lệ đó đã giúp tôi vơi đi đau buồn, dù cuộc sống phía trước sẽ vẫn còn rất nhiều khó khăn…” - anh Vân chia sẻ.   

Kể từ khi trận lũ lịch sử đi qua, hộ anh vân và nhiều gia đình bản sa ná đã nhận được sự quan tâm kịp thời, đầy đủ của các cấp, chính quyền từ t.ư đến địa phương, các tổ chức, doanh nghiệp trên cả nước. đến nay, cuộc sống của các hộ dân bản sa ná bị thiệt hại sau thiên tai đã cơ bản ổn định.

Những đứa trẻ vui đùa trước cửa nhà ở bản Sa Ná.

Những ngày cuối năm về với bản Sa Ná, chúng tôi cảm nhận được không khí Tết đang về rộn ràng với cộng đồng dân cư nơi đây. Đám trẻ nhỏ quây quần cùng ông bà, bố mẹ gói bánh Chưng. Thanh niên ra trung tâm mua đào, quất về trang hoàng nhà cửa. Các bà, các mẹ tất bật dọn dẹp nhà cửa. Dọc lối đi lên cao dần khu tái định cư mới khang trang, cờ Tổ quốc tung bay rực rỡ trên những nóc nhà nhỏ xinh...

Đám trẻ nhỏ mang nước ra, ríu rít tranh nhau tưới tắm cho hàng cây xanh được trồng trước mỗi dãy nhà trong khu tái định cư mới. Những mầm xanh rồi sẽ đâm chồi nảy lộc; màu của hy vọng sẽ lại bao phủ khu Poong Ngồ. Gác lại những đau thương, một mùa Xuân mới đang về trên bản Sa Ná.

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/xuan-ve-tren-ban-sa-na-363185.html)

Tin cùng nội dung

  • Mangyte -Toàn bộ các hộ dân tổ 14 cụm 3 Tứ Liên - Tây Hồ Hà Nội lâm vào tình cảnh mất nước sạch hơn 1 tháng nay. Một số gia đình đã phải sơ tán đến nhà người thân, còn lại, những hộ dân tại đây san sẻ nhau nước giếng vàng khè của một hộ gia đình trong khu.
  • Tại các điểm quán giải khát vỉa hè, hàng loạt các loại nước giải khát tự chế, tự gắn mác đủ hương vị, màu sắc được bán tràn lan với giá cực... rẻ.
  • Cùng là những ngày nóng nực nhưng ở Hà Nội và Sài Gòn có rất nhiều điểm khác biệt thú vị.
  • Chủ tịch thành phố yêu cầu dừng việc chặt hạ thay thế cây xanh trên một số tuyến phố để rà soát, phân loại, đưa ra các tiêu chí cụ thể.
  • Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo cho rằng, việc thông tin không đầy đủ khiến người dân hiểu thành phố có một đề án, một chiến dịch chặt hạ hơn 6.700 cây xanh. Đây cũng hoàn toàn không phải là vụ đấu thầu, đấu đá, chặt hạ cây để kiếm chác hay có nhóm lợi ích nào trong đó.
  • Ngoài 4 tuyến phố hiến máu đã có, thành phố Hà Nội sắp có thêm một tuyến phố hiến máu nữa ở Thụy Khuê, quận Tây Hồ.
  • Chào Mangyte. Xin vui lòng có thể cho tôi một vài địa chỉ phòng khám và số điện thoại liên lạc của những bác sĩ trên địa bàn Hà Nội chuyên về Nhi khoa được không ạ? Xin cảm ơn Mangyte rất nhiều ạ. (Minh Hòa - Long Biên - Hà Nội),
  • Chào Mangyte, Mình ở Thanh Hóa, bố mình bị sỏi mật có chỉ định phải mổ, mình muốn hỏi bệnh viện nào ở khu vực miền Bắc là tốt nhất? chi phí bao nhiêu? Rất mong Mangyte trả lời giúp mình. Cảm ơn. (Cao Thi Tuyen - Thanh Hóa)
  • Thấy chiếc taxi không chấp hành hiệu lệnh dừng xe, một chiến sỹ công an phường đứng trước đầu xe đã bị chiếc xe này hất lên nắp capo, chạy một đoạn dài trên phố.
  • Đỗ 2 trường Đại học, một trường Thủ khoa, 1 trường Á khoa, nhưng Trần Văn Cường (THPT Trần Phú - Hà Tĩnh) buồn lo nhiều hơn vui sướng, em còn không dám chắc liệu mình có thể đi học hay không vì gia cảnh quá khốn khó, éo le.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY