Thông tin y học tiếng Việt hôm nay

Thông tin y học tiếng Việt

Xuyên bối tỳ bà cao - Bài Thuốc đông y trị ho lịch sử

Ô mai được nhân dân dùng làm Thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài Thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng.

Tụng truyền rằng, vào triều đại nhà Thanh (Trung Quốc), có một vị quan huyện tên là Yang Xiaolian nức tiếng khắp nơi về lòng hiếu thảo, nhân từ, đức độ. Một lần phụ mẫu ông mắc chứng bệnh lạ. Bà ho mãi không dứt, ròng rã ngày này qua tháng khác, khiến tâm phiền, lực kiệt. Thương mẹ, quan huyện tìm kiếm khắp nơi những vị danh y nổi tiếng, phương Thuốc hay, bài Thuốc quý về chữa trị. Nhưng bệnh tình không hề thuyên giảm. Trong lúc tuyệt vọng, may thay, có một thần y, cảm kích trước tấm lòng của quan huyện, đã xin được chữa trị cho mẹ ngài. Vị thần y đã lấy Mật ong kết hợp với một số loại thảo mộc trong bài Thuốc cổ Xuyên bối tỳ bà cao (Xuyên bối mẫu, Tỳ bà diệp, Sa sâm, Ngũ vị tử…) để chế thành Thuốc. Theo chỉ dẫn của thần y, bà lão kiên trì uống Thuốc. Quả nhiên hiệu nghiệm. Một thời gian không lâu, bệnh tình của bà thuyên giảm hẳn. Ho dứt, tinh thần bà phấn trấn trở lại. Sức khoẻ bình phục, da dẻ hồng hào, tươi nhuận. Cảm kích, bà lão bày tỏ tâm nguyện với con trai, mong được nhân rộng phương Thuốc quý này trong dân gian để nhiều người được cứu chữa như bà. Hiểu được lòng mẹ, đồng thời mong muốn vị Thuốc quý không bị thất truyền, ông đã dốc sức mở nhiều cơ sở sản xuất Thuốc ho, bán cho nhân dân trong vùng và tặng cho người nghèo mắc bệnh. Loại Thuốc ho kết hợp Mật ong với bài Thuốc Xuyên bối tỳ bà cao đã được sử dụng trong suốt thời gian lịch sử hơn 300 năm.

Sau này, bài Thuốc đã được nghiên cứu một cách chính thống. Tác dụng giảm ho, bổ phế, tiêu đờm của bài Thuốc không chỉ được giải thích dựa trên những lý luận của y dược cổ truyền, mà còn được chứng minh theo những phương pháp nghiên cứu của khoa học hiện đại. Người ta đã thấy được sự tinh tế trong cách chữa bệnh thời xưa: đem Mật ong, vị Thuốc quý trong tự nhiên với nhiều công dụng: trừ ho, sát khuẩn, dịu hầu họng, mau lành vết thương, bồi bổ, kết hợp với các thảo mộc có tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm ho để trở thành một phương Thuốc chữa ho hiệu nghiệm. Bài Thuốc được đưa vào Dược điển, nhằm công bố rộng rãi. Trên cơ sở đó, nhiều công ty dược phẩm của Trung Quốc, HongKong, Đài Loan…đã phát triển bài Thuốc dưới nhiều dạng bào chế khác nhau: Thuốc nước, Thuốc viên…Cùng với sự giao lưu văn hóa, đặc biệt là lĩnh vực y học cổ truyền, bài Thuốc được du nhập vào Việt Nam. Công ty DP Hoa Linh đã phát triển bài Thuốc, bằng cách gia thêm hai vị Thuốc dân gian quen thuộc của Việt Nam là Ô mai, mật ong, vừa làm tăng thêm công hiệu của bài Thuốc, vừa phù hợp với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng, sinh học con người, kinh nghiệm chữa bệnh ở Việt Nam. Về ô mai, Danh y Việt Nam Hải Thượng Lãn Ông đã đánh giá cao tác dụng trị ho của món ăn, vị Thuốc này. Ông viết “Tỳ là gốc sinh đờm. Phế là đồ chứa đờm. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác. Nên bệnh phế khí nghịch, nhiều đờm, không thể không tìm cách trị gấp. Ô mai vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, thuận khí chỉ khái hóa đàm”. Ô mai được nhân dân dùng làm Thuốc trị ho, và được phối hợp trong nhiều bài Thuốc đông y trị ho, nhất là các chứng ho dai dẳng lâu ngày, ho lâu năm khiến cổ họng ngứa rát, khản tiếng…Còn mật ong, cũng được dân gian sử dụng rộng rãi làm Thuốc trừ ho theo cách kết hợp với nhiều loại cây, hoa, củ, quả sẵn có tại nhà như mật ong hấp lá hẹ, quất xanh, cánh hoa hồng bạch, lá húng chanh…Mật ong cũng được biết đến với nhiều lợi ích khác như làm dịu họng, giảm ngứa rát, kháng khuẩn tự nhiên, tái tạo tế bào làm lành tổn thương niêm mạc, tác dụng bổ dưỡng, tăng cường sinh lực và sức đề kháng, phòng chống bệnh tật…Sự kết hợp ô mai, mật ong và bài Thuốc Xuyên bối tỳ bà cao, cùng với công nghệ bào chế hiện đại, đã tạo ra sản phẩm Thuốc ho Bảo Thanh (Công ty DP Hoa Linh). Sản phẩm dùng chữa trị hiệu quả các chứng ho thường gặp (ho do dị ứng thời tiết, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho do cảm lạnh, nhiễm lạnh, đặc biệt ho mãn tính, ho dai dẳng lâu ngày do phế âm hư, cổ họng ngứa, nóng rát, khản tiếng…). Dạng viên ngậm Bảo Thanh được bào chế giống kẹo ngậm, chứa được hàm lượng cao dược liệu tối ưu, không chỉ phát huy tác dụng bổ phế, trừ ho, tiêu đờm mà còn phát huy đồng thời tác dụng tại chỗ, nhanh chóng làm dịu họng, giảm ngứa rát họng. Bảo Thanh hiện là nhãn hàng được tin dùng nhất trong dòng sản phẩm Thuốc ho đông dược tại thị trường Việt Nam.

Thu trang

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/vietnam/xuyen-boi-ty-ba-cao-bai-thuoc-dong-y-tri-ho-lich-su/)

Tin cùng nội dung

  • Những bài Thu*c đơn giản nhờ những thực phẩm quen thuộc sẽ giúp bạn đẩy lùi những cơn ho dai dẳng kéo dài.
  • Ho là chứng bệnh đường hô hấp thường gặp trong thời tiết giao mùa. Theo Y học cổ truyền, chứng ho là do phế âm hư hoặc tỳ dương vận chuyển kém sinh đờm nhiều gây ho. Do vậy, nguyên tắc trị ho tận gốc là phối hợp các thảo dược có tác dụng bổ phế, hóa đàm
  • Hãy bỏ túi những loại trà thảo dược sau đây để làm bí kíp trị ho cho các thành viên trong gia đình bạn khi mùa đông tới.
  • Theo các chuyên gia y tế, khi trẻ bị ho cha mẹ chớ nên để trẻ dùng kháng sinh mà nên áp dụng một số bài Thu*c dân gian chữa bệnh hiệu quả như sau.
  • Mách mẹ một số mẹo dân gian trị ho cho trẻ cực hiệu quả mà chẳng cần dùng đến kháng sinh.
  • Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày
  • Hỗn hợp nước vo gạo và rau diếp cá, lá húng chanh, cây xương rồng, quất xanh, trà cam thảo, hoa hồng bạch, lá hẹ chưng đường phèn là những bài Thuốc dân gian hay để các bà mẹ điều trị bệnh ho cho con em mình.
  • Dược liệu dâu tằm bao gồm nhiều bộ phận của cây dâu: lá (tang diệp), cành (tang chi), quả (tang thầm), vỏ rễ (tang bạch bì) và tầm gửi cây dâu (tang ký sinh).
  • Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
  • Thân rễ của cây này có các củ bện xoắn như con ốc, bám chi chít vào rễ trụ nom giống đàn con bám vào vú mẹ, nên được gọi là Bối mẫu. Chính phần này được sử dụng làm Thu*c. Do được trồng ở Tứ Xuyên nên vị này được gọi là Xuyên bối mẫu.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY