Bà bầu hôm nay

Chăm sóc bà bầu

Yêu bà nội hay bà ngoại hơn? Câu trả lời vô tư của cháu trai suýt làm cả nhà lục đục, tâm lý đặc biệt này của trẻ không phải ai cũng hiểu

Trên thực tế, rất nhiều gia đình đã từng rơi vào hoàn cảnh éo le này. “Giữa bà nội và bà ngoại, đứa trẻ yêu ai hơn?”, câu hỏi này thật sự rất nhạy cảm và dường như chưa bao giờ có câu trả lời thỏa đáng.

Tiểu Lệ có đứa con trai năm nay được 5 tuổi. Vì sức khỏe mẹ chồng không tốt, và công việc của Tiểu Lệ tương đối bận rộn, nên cô đã đưa con về nhà mẹ đẻ để nhờ bà chăm sóc. Trong mấy năm qua, bà ngoại hết lòng chăm sóc và yêu thương cháu, tập cho cháu đi, tập cho cháu nói chuyện, từ nhỏ đến lớn bà ngoại và cháu luôn có một tình cảm tương đối sâu sắc.

Thấy con ngày càng lớn, Tiểu Lệ cũng lo lắng con không nhận ra mẹ, nên đã quyết định đón con về nhà, cũng tiện vừa chăm sóc con vừa làm việc.

“Yêu bà ngoại hay yêu bà nội?”, câu trả lời của đứa trẻ khiến cả nhà ngượng ngùng, bố mẹ nào cũng phải lưu tâm vấn đề này - Ảnh 1.

Có thể thấy, ngay từ khi Tiểu Lệ đón con về nhà, bà ngoại đã rất buồn vì nhớ cháu, nhưng đó là quyết định của con nên bà tôn trọng. Bà ngoại mất ngủ mấy đêm, nhưng cuối cùng cũng làm quen dần. Được một thời gian, bà ngoại quyết định đi thăm cháu vì quá nhớ.

Tuy nhiên, ngay khi bước vào nhà xui gia, bà ngoại đã nhìn thấy cháu gái đang chơi rất vui bên bà nội. Trong lòng có chút sững sờ nhưng vẫn cố tỏ ra mình ổn, bà ngoại chạy lại ôm cháu bảo rằng: “Bà đây”. Lúc này, đứa cháu cũng ôm bà lại.

Đến bữa tối, khi đang ăn cơm, bà ngoại lại hỏi đứa trẻ một câu hỏi: “Cháu yêu có nhớ bà không, cháu yêu bà hơn hay yêu bà nội hơn". Ai có thể ngờ rằng, đứa cháu mà mình nuôi nấng từ lúc lọt lòng đã nhìn bà trả lời mà không cần suy nghĩ: “Cháu có nhớ, nhưng cháu yêu bà nội hơn".

“Yêu bà ngoại hay yêu bà nội?”, câu trả lời của đứa trẻ khiến cả nhà ngượng ngùng, bố mẹ nào cũng phải lưu tâm vấn đề này - Ảnh 2.

Vừa nghe cháu trả lời dứt câu, bà ngoại liền thay đổi sắc mặt, Tiểu Lệ và chồng cùng bà nội ngồi đấy vô cùng ngượng ngùng. Trong cơn tức giận, bà ngoại đã thở dài: “Thằng bé này, mình nuôi nó từ nhỏ đến lớn vậy mà nó trả lời làm mình đau lòng quá. Không biết phải nói thế nào".

Cuối cùng sau bữa ăn, bà ngoại vào phòng đóng cửa lại đi ngủ, sáng hôm sau tự mình trở về nhà. Con gái có dỗ dành bà cũng không quan tâm. Bà chỉ nói một câu: “Mẹ không sao, mẹ đi về đây". Lúc này, Tiểu Lệ thầm nghĩ, không ngờ sự hồn nhiên của đứa trẻ lại làm tổn thương bà.

Vì sao trẻ lại “trở mặt” nhanh như vậy? Nó có liên quan đến những lý do này:

Trong cuộc sống, trường hợp này của nhà Tiểu Lệ không phải là hiếm gặp. Người xưa hay có câu, “cháu bà nội tội bà ngoại", hay có rất nhiều gia đình vì công việc nên đã đưa con về cho bố mẹ chăm sóc. Sau khi lớn hơn được một chút, thì bố mẹ đưa lại về nhà. Khi ông bà đến nhà chơi, đứa trẻ không nhớ thì ông bà lại trách cháu không biết ơn. Trên thực tế, sở dĩ có thể xảy ra tình trạng này là do những nguyên nhân sau:

“Yêu bà ngoại hay yêu bà nội?”, câu trả lời của đứa trẻ khiến cả nhà ngượng ngùng, bố mẹ nào cũng phải lưu tâm vấn đề này - Ảnh 3.

01. Đứa trẻ chỉ quan tâm đến hiện tại

Trong nhiều trường hợp, trẻ sẽ có trí nhớ sâu sắc hơn về hiện tại, mặc dù bà ngoại đã chăm sóc trẻ trong vài năm, nhưng ở hiện tại và tương lai gần, bà nội mới là người thường xuyên trao đổi với trẻ và mua nhiều đồ ăn, đồ chơi cho trẻ, đương nhiên bọn trẻ chỉ nghĩ đến bà nội.

02. Ảnh hưởng từ bên ngoài

Theo văn hóa truyền thống Trung Quốc, đối với trẻ con, bà ngoại đối với trẻ giống như “người ngoài". Từ quan hệ huyết thống, đứa trẻ với bà nội vẫn có sự mật thiết hơn, vì vậy chúng cũng sẽ bị tác động bởi ảnh hưởng từ bên ngoài, có khi chúng vẫn xem bà ngoại là người thân, nhưng bà nội mới là người nhà.

03. Trẻ con và những ký ức mơ hồ thời thơ ấu

Khi bà ngoại chăm sóc trẻ, mặc dù rất yêu thương và quấn quýt bên chúng cả ngày lẫn đêm, nhưng đó thường là giai đoạn trẻ sơ sinh, còn quá nhỏ để nhớ mọi thứ, vì vậy chúng sẽ không có ấn tượng sâu sắc, và đương nhiên ký ức về bà ngoại cũng rất mờ nhạt. Đến khi chúng lớn, được tiếp xúc với bà nội nhiều hơn, bộ não của trẻ càng lớn càng phát triển nên chúng sẽ cảm thấy thân với bà nội hơn.

“Yêu bà ngoại hay yêu bà nội?”, câu trả lời của đứa trẻ khiến cả nhà ngượng ngùng, bố mẹ nào cũng phải lưu tâm vấn đề này - Ảnh 4.

Sau cùng, sự hướng dẫn của bố mẹ là rất quan trọng

Suy nghĩ của trẻ thường rất đơn giản, và việc thích hay không thích của chúng cũng dễ bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Mối quan hệ của trẻ thân thiết với ai hơn, mấu chốt đều nằm ở sự hướng dẫn của bố mẹ.

Trong cuộc sống bình thường, nếu bố mẹ biết giữ gìn sự tôn trọng với bà ngoại, thường xuyên đưa trẻ về thăm bà, để trẻ không quên ngày xưa bà đã từng chăm thế nào thì trẻ chắc chắn sẽ nhớ bà. Còn đối với bà nội, người gặp trẻ hằng ngày, tiếp xúc và dạy dỗ trẻ thì trẻ cũng sẽ thiết lập thân thiết với bà hơn.

Và điều đáng nói nhất chính là mối quan hệ giữa trẻ với cả bà ngoại lẫn bà nội. Trên thực tế, đứa trẻ hoàn toàn có thể thân với bà ngoại hoặc bà nội, không cần quá quan trọng điều đó. Việc “cháu yêu bà ngoại hay yêu bà nội", điều đó chỉ xảy ra với những người không yêu cháu, bởi lẽ người già luôn yêu thương trẻ con.

(Nguồn: Zhihu)

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/yeu-ba-noi-hay-ba-ngoai-hon-cau-tra-loi-vo-tu-cua-chau-trai-suyt-lam-ca-nha-luc-duc-tam-ly-dac-biet-nay-cua-tre-khong-phai-ai-cung-hieu-20210606214336102.chn)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY