► Mời các bạn đọc những câu nói hay về cuộc sống và suy ngẫm
Tạo nghiệp tốt không nhất thiết phải theo tôn giáo, mà con người chỉ cần thể hiện thái độ tử tế ân cần với người khác như một lẽ tự nhiên để sống an nhiên tự tại. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nhắc nhở: “Tôn giáo của tôi là lòng từ bi”.
Không phải chỉ tử tế với người khác trong chốc lát mà phải luôn luôn, suốt cuộc đời của mình, trong mọi phương diện của đời sống, trong mọi mối liên hệ, trong mỗi công việc làm, trong tất cả những giao tiếp.
Trì chú là việc làm cơ bản và dễ nhất cho hành giả tu theo Mật tông để bắt đầu đi trên con đường mở ra những chân trời mới cho tâm trí. Đây là cách thức mạnh nhất để thanh lọc ác nghiệp mà chúng ta đã mang tới trong thế gian này với mình từ quá khứ. Luôn luôn trì chú với ý tưởng mang lợi ích đến cho người khác sẽ cảm thấy mình trở nên khoan dung hơn, bớt bối rối và bình tĩnh hơn.
Một cách thức mạnh mẽ để giải trừ những ác nghiệp là niệm danh hiệu Phật và lễ Phật sám hối. Trong khi niệm Phật con người phát khởi ý nghĩ sám hối về những nghiệp xấu đã tạo ra trong những kiếp trước và ngay trong kiếp sống này.
Tham thiền là quá trình tập trung và thâm nhập, nhờ đó mà tâm được an tĩnh và nhất tâm bất loạn rồi đi đến giác ngộ. Khi quán tưởng như vậy, người ta nhẹ nhàng suy ngẫm về mọi sự trên đời, rũ bỏ tà niệm, hiểu thấu được sự quý giá của cuộc sống thì mới có thể sống an nhiên được.
Chúng ta cũng có thể nhường đường cho người khác ngay cả khi mình có quyền ưu tiên. Khi không xem con đường là nơi tranh chấp giữa mình và những người lái xe khác, việc lưu thông sẽ thú vị hơn nhiều. Mỗi lần nhường đường cho người khác, tức là kiềm chế tính dễ nổi nóng và đây cũng là một cách để tạo nghiệp tốt.
Khi nhường nhịn người khác, chúng ta nhiếp phục được sự tự ái của mình, và không thể để cho tự ngã của mình nghĩ đến những điều vị kỷ. Khi chấp nhận thua thiệt, sẽ là cơ hội cho ta diệt trừ tính kiêu ngạo. Đây là cách tạo nghiệp lành đặc biệt hữu dụng trong đối nhân xử thế.
ST