Chợ đồng xuân hay còn gọi là chợ lớn (grand marché) hoặc chợ trung tâm (les hallss centrales) nằm trong khu phố cổ vốn trước đây là khu đất trống rộng hơn chục héc-ta thuộc phường đồng xuân, huyện thọ xương.
Người dân trước đây tụ họp buôn bán trên hai khu đất ở cạnh chùa Cầu Đông (phố Hàng Đường) và cạnh đền Bạch Mã (phố Hàng Buồm). Năm 1889, người Pháp quy hoạch lại, giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, lập nên chợ Đồng Xuân, tạo nên một khu chợ tập trung bán đầy đủ các mặt hàng và sản vật.
Ban đầu chợ họp ngoài trời, diện tích chợ nhỏ rồi sau đó lan ra phố hàng khoai, hàng gạo. chợ đồng xuân ban đầu không có hàng lối, những người mua bán cùng mặt hàng tự ngồi gần nhau để dễ bán mua. về sau, chợ được xây dựng lại.
Chợ được xây với 5 vòm cửa và năm nhà dài 52m, cao 19m. Mặt tiền chợ được xây theo kiến trúc Pháp, gồm 5 phần hình tam giác có trổ lỗ như tổ ong, lợp mái tôn. Do nhu cầu phát triển kinh tế thương mại, chợ họp hàng ngày, từ sáng đến tối.
Đến đầu thế kỷ xx, sau khi tuyến xe điện bờ hồ - thụy khuê thông xe ngang qua cổng chợ cùng với việc khánh thành cầu doumer (cầu long biên) và ga đầu cầu (ga long biên) có lối xuống bờ sông và hàng khoai, hội tụ được đủ các mặt thuận lợi về giao thông, xứng danh là nơi "trên bến dưới thuyền" nên chợ đồng xuân nhanh chóng trở thành chợ có quy mô lớn, sầm uất nhất lúc bấy giờ, không chỉ vang danh hà nội mà nổi tiếng cả bắc kỳ.
Vì thế, chợ nhanh chóng thu hút được sự chú ý của giới thương nhân Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ và các nước khác thường xuyên qua lại buôn bán. Chợ cũng là nơi đặt văn phòng thương mại của nhiều công ty.
Chính vì vai trò quan trọng và là nơi tập trung nhiều nguồn hàng nên chợ không chỉ có nhiệm vụ là đầu mối phân phối, buôn bán hàng hóa mà còn trở thành trung tâm chỉ đạo các hoạt động kinh tế của Hà Nội và chi phối cả Bắc kỳ về mọi mặt, từ hàng nông sản, thực phẩm đến hàng trao đổi với nước ngoài như vải vóc, máy móc, nguyên vật liệu...
Chợ đồng xuân từng được ví là cái “dạ dày” của hà nội. mùa nào thức nấy, đầy đủ các mặt hàng, từ trong nước đến ngoại nhập. các bà các chị cần mua gì chợ đồng xuân có tất. và ai đi chợ cũng không thể cầm lòng trước những dãy hàng quà bốc hơi nghi ngút, nào bún ốc riêu cua, bún thang cháo lòng tiết canh… cho tới bánh trái, hoa quả.
Vào ngày nghỉ, nhiều gia đình dắt nhau đi chơi chợ…
“Vui nhất là chợ Đồng Xuân
Mùa nào thức ấy xa gần đến mua”...
Trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp, tại khu vực chợ đồng xuân đã diễn ra nhiều trận đánh ác liệt giữa ta và địch. trong đó, trận đánh ở chợ đồng xuân diễn ra ngày 14-2-1947 là một trong những trận đánh tiêu biểu cho tinh thần “quyết tử để tổ quốc quyết sinh” của các chiến sĩ trung đoàn thủ đô, góp phần hoàn thành nhiệm vụ kìm chân địch và thực hiện cuộc rút quân thắng lợi sau đó.
Sau chiến tranh, chợ đồng xuân vẫn là nơi buôn bán tấp nập của người dân thủ đô. năm 1994 chợ đồng xuân bị hỏa hoạn, lửa thiêu trụi gần như toàn bộ các gian hàng trong chợ.
Ngày nay, chợ đồng xuân được xây dựng lại với quy mô lớn hơn trước nhưng vẫn giữ được một phần kiến trúc mặt tiền của chợ cũ. kiến trúc mới chỉ giữ lại 3 khối tam giác, khối thứ nhất và khối thứ năm đã bị dỡ bỏ để mở rộng phố hàng khoai và phố cầu đông.
Chợ được xây 3 tầng khang trang rộng rãi, nhiều lối đi vào chợ, có hệ thống thang cuốn đưa khách lên xuống và vận chuyến hàng hóa. Toàn chợ có hơn 2.100 sạp hàng và 70 kiot bán hàng bao quanh, kinh doanh hàng chục ngành hàng.
Hiện chợ đồng xuân vẫn là một trong những khu chợ lớn nhất của thủ đô, điểm thăm quan thu hút nhiều du khách. đi chợ đồng xuân vẫn là thói quen không thể thiếu của nhiều người hà nội. nhiều cụ tuổi đã cao nhưng vẫn muốn đi chợ mua sắm cho thỏa nỗi nhớ chợ xưa.
Cùng với chợ đồng xuân, chợ đêm đồng xuân ra đời (từ năm 2003) tô điểm thêm nét đẹp về đêm của phố cổ hà nội. chợ đêm đồng xuân đã mang lại sự thích thú cho khách nước ngoài, khách du lịch từ mọi miền đất nước và ngay cả những người dân thủ đô.
Trải qua 130 năm, chợ đồng xuân không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà còn là nơi chứa đựng nhiều giá trị văn hóa tinh thần phản ánh cuộc sống sinh hoạt của người dân kẻ chợ, cũng là điểm đến không thể thiếu của du khách trong và ngoài nước mỗi khi ghé thăm thủ đô.
Nguồnnhipsonghanoi.hanoimoi.com.vn
Link bàigốc