Dinh dưỡng hôm nay

14 cách biến mì gói thành món hảo hạng

Thêm bơ đậu phộng, tương ớt, tương miso… là những cách thưởng thức mì ăn liền được áp dụng ở nhiều nơi trên thế giới.

Mì gói với nhiều topping sẽ được tăng thêm hương vị. Ảnh: Michele Blackwell/Unsplash.

Chế biến mì xào Yakisoba chuẩn vị Nhật


Ảnh: Kawe Rodrigues/Unsplash.

Luộc sơ mì ăn liền, để ráo nước, sau đó xào mì với rau, thịt và nước sốt, nêm nếm bằng gói gia vị có sẵn. đây là cách chế biến mì xào yakisoba phong cách nhật vừa đơn giản mà giá thành lại phải chăng.

Bùng nổ vị cay ngọt bằng tương ớt Sriracha

Sriracha là loại tương ớt được yêu thích rộng rãi trên toàn thế giới. Làm từ ớt đỏ và tỏi, Sriracha mang đến vị cay, ngọt, giúp cân bằng hương vị cho bát mì ăn liền cổ điển.

Ăn kèm trứng

Ảnh: Joshua Ryder/Unsplash.

Gói mì ăn liền sẽ đầy đủ protein và hương vị chỉ bằng cách thêm vào một quả trứng. bạn có thể luộc, chiên, ốp la trứng làm món ăn kèm, hoặc đập thẳng trứng vào bát, sau đó thêm mì và nước sôi rồi thưởng thức.

Thêm bơ đậu phộng

Nghe lạ nhưng có thật, đây là bí quyết thưởng thức mì ăn liền ở Thái Lan. Cách chế biến là nấu mì như bình thường nhưng không nêm nếm bằng gói gia vị có sẵn.

Thay vào đó, hãy đánh đều dầu mè, bơ đậu phộng, mật ong, nước tương, giấm gạo, tỏi và gừng rồi đổ lên mì nóng. Cuối cùng, xắt ít hành lá và rắc thêm hạt vừng là xong.

Nêm nếm bằng Furikake

Ảnh: Chopstick Chronicles.

Furikake là loại gia vị khô làm từ hỗn hợp các nguyên liệu đơn giản như rong biển, khô cá bào, hạt mè rang, cá khô, ruốc, cá tươi, trứng cá…

Đây là gia vị rắc cơm thường được tìm thấy trong bữa ăn của người Nhật Bản. Họ ăn kèm Furikake với cơm hoặc cháo trắng, ngoài ra còn có đậu hũ, mì và rau củ.

Bổ sung protein bằng thịt heo xá xíu kiểu Nhật

Tại nhật bản, mì ramen được xem là món ăn “quốc hồn quốc túy”. một bát mì ramen chuẩn vị phải có đủ nước súp, mì sợi, thịt heo, rong biển sấy khô, măng khô và hành lá…

Trong đó, thịt xá xíu được chế biến từ phần thịt ba chỉ heo là topping dễ dàng thu hút thực khách. Bằng cách thêm vào vài lát thịt như thế, ta sẽ có một bát mì ăn liền đầy đủ protein và gợi nhớ đến xứ sở hoa anh đào.

Topping thịt xông khói và trứng lòng đào

Nếu muốn tiết kiệm thời gian, thịt xông khói và trứng lòng đào là lựa chọn ăn kèm hoàn hảo. trứng lòng đào có thể chế biến bằng cách ướp trong nước tương và mirin (một trong 7 loại gia vị cơ bản của bếp nhật, tạo vị ngọt thanh và độ bóng cho món ăn) để tạo thành trứng ngâm tương thường thấy trong mì ramen nhật bản.

Thêm thật nhiều rau xanh

Ảnh: Elias Morr/Unsplash.

Sau khi đun sôi mì, thêm vào một số loại rau xanh như cải thìa, rau chân vịt, hoặc bắp cải. rau củ nên được bổ sung thẳng vào nước dùng để tạo vị thanh, ngọt.

Thay thế gói gia vị bằng tương miso

Thay vì ăn mì theo kiểu truyền thống, hãy thử thay thế gói gia vị có sẵn bằng một muỗng tương miso. đây là loại thực phẩm được làm bằng phương pháp lên men đậu nành, gạo, lúa mạch, trộn cùng với muối và nấm, là nguyên liệu chính để tạo ra món canh miso nhật bản.

Ngoài khả năng tạo hương vị, tương miso còn được công nhận về khả năng cải thiện tiêu hoá và sức khoẻ đường ruột của con người.

Ăn kèm rong biển khô

Ảnh: DIY Bunker.

Các nhà hàng mì Ramen Nhật Bản thường phục vụ mì kèm theo rong biển khô (hay còn được gọi là nori). Mì sẽ thêm ngon khi ăn cùng với rong biển giòn, mặn.

Tăng vị cay, mặn bằng kim chi

Nếu là một tín đồ phim Hàn Quốc, bạn sẽ biết người Hàn ăn mì cùng với kim chi. Có rất nhiều loại kim chi để chúng ta lựa chọn: kim chi cải thảo, hành lá, củ cải, dưa leo…

Vị mặn và cay của kim chi sẽ giúp món mì tăng thêm hương vị.

Thêm hành lá và hạt vừng nướng

Chỉ với những nguyên liệu bình thường, bát mì ăn liền sẽ trở nên thơm, ngon hơn rất nhiều.

Dùng nước tương để nêm nếm

Ảnh: GoodEats YQR/Unsplash.

Một nửa gói gia vị thì không đủ mà dùng cả gói thì lại mặn – Nếu đây là tình huống bạn hay gặp phải, hãy sử dụng nửa gói gia vị có sẵn và nêm nếm thêm chút nước tương để cân bằng hương vị.

Công thức pha mì yêu thích của đầu bếp Roy Choy:

Ảnh: Serving Dumplings.

Roy Choy, đầu bếp danh tiếng người Mỹ gốc Hàn trong series The Chef Show của Netflix đã tiết lộ cách ăn mì yêu thích là bỏ thêm bơ, phô mai Mỹ và một quả trứng.

Công thức này cũng được The New York Times đồng tình và giới thiệu.

Theo Zing

Link bài gốc Lấy link

https://zingnews.vn/14-cach-bien-mi-goi-thanh-mon-hao-hang-post1402993.html

Theo Zing

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/14-cach-bien-mi-goi-thanh-mon-hao-hang/20230405030928097)

Tin cùng nội dung

  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY