Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

15 phút thần kỳ cứu người đàn bà mang song thai ngoài tử cung bị vỡ

Một phụ nữ mang song thai ngoài tử cung bị vỡ mất hơn 2,3 lít máu, bệnh nhân rơi vào tình trạng nguy kịch, người lơ mơ, mạch và huyết áp không đo được.

Thai phụ H.T.M.N. (35 tuổi, ngụ TP.HCM) mang thai được 5 tuần tuổi bất ngờ đau bụng dữ dội, người lơ mơ, mạch và huyết áp không đo được. Lập tức người nhà chuyển thai phụ đến cấp cứu tại Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn. Tại đây, các bác sĩ xác định thai phụ này mang song thai 5 tuần bị vỡ mất hơn 2,3 lít máu rất hiếm gặp.

Qua thăm khám và siêu âm, các bác sĩ phát hiện một thai sống trong tử cung, cùng một lượng máu nhiều trong ổ bụng, nghi ngờ bị sốc giảm thể tích do xuất huyết nội lượng nhiều. Các bác sĩ nhận định đây là tình trạng nguy hiểm, nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Thời gian sống của thai phụ này chỉ được tính bằng phút, vì mỗi phút trôi qua, khả năng cứu sống bệnh nhân sẽ tắt dần.

Chiều 27.3, bác sĩ Nguyễn Hữu Trâm Em - Giám đốc Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn cho hay thai phụ H. đã bất ngờ được cứu sống sau “báo động đỏ”, bệnh nhân được đưa lên bàn mổ và cứu sống thành công.

Bác sĩ Trâm Em cho biết, khi nhận thấy bệnh nhân trong tình trạng nguy hiểm, nguy cơ đe dọa tính mạng của người bệnh. Ê kíp trực cấp cứu lập tức kích hoạt quy trình “báo động đỏ nội viện”. Nhận được tín hiệu, trực lãnh đạo cùng các bác sĩ trực nhanh chóng có mặt hội chẩn, đồng thời công tác chuẩn bị phẫu thuật được khẩn trương thực hiện. Thai phụ được chuyển mổ gấp từ phòng cấp cứu lên phòng mổ, đồng thời tiến hành song song các xét nghiệm trong vòng chưa đầy và bù máu trước mổ.

Trong quá trình phẫu thuật, ê kíp phát hiện ổ bụng đầy máu, một khối thai nằm ở góc sừng phải của tử cung có vết vỡ khoảng 2cm đang chảy nhiều máu. Xác định đây là trường hợp nguy hiểm, thai phụ bị vỡ mất hơn 2,3 lít máu tràn ngập trong ổ bụng. Các bác sĩ nhanh chóng cầm máu, truyền máu khẩn cấp, đồng thời cắt khối thai nằm ở góc sừng phải của tử cung, làm sạch ổ bụng, hạn chế tối đa đụng chạm vào tử cung.

Vị trí thai ngoài tử cung bị vỡ ở thai phụ - Ảnh: N.T

“Ca phẫu thuật đã thực hiện thành công, thai phụ được cứu sống, đồng thời vẫn giữ được thai nhi trong tử cung và khả năng sinh sản sau này. Hiện sức khỏe của bệnh nhân ổn định, thai sống trong tử cung cũng phát triển bình thường. Sau khi được tư vấn nguy cơ đối với thai kỳ lần này, bệnh nhân đã xuất viện và được hẹn theo dõi thai kỳ chặt chẽ”, bác sĩ Trâm Em cho biết thêm.

Theo bác sĩ Nguyễn Quang Nhật - Khoa Phụ Sản, bệnh nhân N. từng bị tắt ống dẫn trứng và phải trải qua 2 lần thụ tinh trong ống nghiệm để mang thai. Hai ngày trước khi nhập viện, bệnh nhân này có đau bụng nhưng không nhiều. Đến khi đau dữ dội, chị đến khám ở phòng khám tư, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Hoàn Mỹ Sài Gòn.

“Trường hợp này, người bệnh bị vỡ thai ngoài tử cung có vị trí đặc biệt, ở sừng tử cung (góc tử cung) rất nguy hiểm và hiếm gặp. Nhờ quy trình báo động đỏ nội viện, đã giải quyết hiệu quả nguyên nhân thai ngoài tử cung vỡ, vừa cầm máu, truyền máu kịp thời, tránh nguy cơ mất máu nặng hơn cho người bệnh và bảo tồn được thai trong buồng tử cung”, bác sĩ Nhật chia sẻ.

Theo các chuyên gia sản khoa, mang song thai tương đối ít gặp, xuất hiện trên một chu kỳ tự phát trong quá trình thụ thai. Trường hợp mang song thai có một thai trong và một thai ngoài tử cung càng hiếm gặp hơn. Đối với thai phụ được thụ tinh trong ống nghiệm, nguy cơ bị thai ngoài tử cung gấp đôi người bình thường. Một số nghiên cứu báo cáo, tỷ lệ có thai ngoài tử cung sau chuyển phôi dao động từ 2 đến 12%, trong đó, thai ở góc sừng là rất hiếm gặp.

Góc tử cung là vị trí tiếp giáp giữa vòi trứng và tử cung, nên khi thai ở vị trí này vỡ, máu sẽ chảy nhiều và tình trạng nặng nề hơn, nếu không được xử lý kịp thời và chính xác sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Hồ Quang

Mạng Y Tế
Nguồn: Một thế giới (https://motthegioi.vn/suc-khoe-c-84/15-phut-than-ky-cuu-nguoi-dan-ba-mang-song-thai-ngoai-tu-cung-bi-vo-135130.html)

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte, Mẹ cháu bị u nấm phổi và đang rất bi quan, vì vậy cháu muốn hỏi chi phí phẫu thuật và điều trị hết bao nhiêu tiền và tỉ lệ thành công có cao không, khoảng bao nhiêu %. Liệu sau khi phẫu thuật xong có bị tái phát lại không? Cháu xin chân thành cảm ơn,
  • Chào các bác sĩ trên mangyte.vn Xin bác sĩ cho em hỏi. Nếu như phẫu thuật cắt bao quy đầu mất 1 triệu tại nơi đăng kí BHYT thì nếu có BHYT sẽ được miễn giảm khoảng bao nhiêu phần trăm ạ.
  • Sau T*i n*n giao thông năm ngoái, anh tôi bị gãy xương cánh tay, tổn thương động mạch cánh tay. Hiện giờ tay phải của anh tôi có thể nhấc lên nhưng không co duỗi được, bàn tay bất động từ chỗ cổ tay trở đi. Tôi nghe nói bệnh viện ở TPHCM có thể phẫu thuật giúp bàn tay cử động được. Xin hỏi đó là bệnh viện nào và chi phí khoảng bao nhiêu? Nhờ Mangyte tư vấn giúp, anh tôi là thợ sửa điện lạnh, điều này quyết định cả tương lai của anh ấy. Cảm ơn mangyte rất nhiều! (Thanh Bình - Đồng Tháp)
  • Chế độ ăn uống sau khi phẫu thuật tim hở có thể giúp ngăn ngừa cơn đau tim và sự cần thiết phải phẫu thuật tim trong tương lai. Một điều quan trọng là cần làm giảm lượng mỡ cơ thể người bệnh bởi vì Thu*c có thể làm tăng lượng mỡ trong máu bệnh nhân. Tăng mỡ máu có thể gây tắc mạch, làm gia tăng cơ hội gặp nhiều rắc rối về vấn đề tim mạch sau này.
  • Ung thư và điều trị ung thư bằng các phương pháp như xạ trị, hóa trị...có thể gây ra các rắc rối cho cơ thể, kể cả việc ăn uống hằng ngày
  • Cùng với ung thư vú, ung thư cổ tử cung rất phổ biến ở phụ nữ. Bài viết này cung cấp những thông tin cơ bản về căn bệnh này.
  • Ung thư nội mạc tử cung là ung thư xuất hiện ở nội mạc tử cung. Nội mạc tử cung là lớp niêm mạc tử cung (còn gọi là dạ con). Ung thư nội mạc tử cung hầu như luôn được điều trị thành công nếu phát hiện sớm. Bạn có thể được phát hiện sớm nếu đi khám bác sĩ mỗi khi có chảy máu bất thường từ *m đ*o.
  • Nghề y là một nghề đặc biệt vừa mang tính khoa học chính xác vừa có tính nghệ thuật, đó là sự tổng hợp các hoạt động thể lực...
  • Dụng cụ tử cung (DCTC), là một dụng cụ nhỏ, hình chữ T, phía cuối của dụng cụ được nối với một sợi dây (sợi dây này sẽ được kéo ra ngoài cổ tử cung để có thể kiểm tra định kỳ xem dụng cụ vẫn ở đúng chỗ hay không)
  • Sau phẫu thuật, trẻ thường gặp vấn đề với các cơn đau nhưng thật may là có nhiều phương pháp để làm dịu các cơn đau này. Vậy phương pháp nào là hiệu quả, tốt nhất cho trẻ
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY