Thực phẩm là "con dao hai lưỡi", nó cung cấp cho cơ thể năng lượng để vận động, cung cấp dinh dưỡng để nội tạng đặc biệt là tim, gan, phổi hoạt động trơn tru. Nhưng ngược lại, chế độ ăn cũng có thể là "thủ phạm" gây bệnh.
Các nghiên cứu được xuất bản trên tạp chí y khoa uy tín The Lancet đã chỉ ra rằng chế độ ăn uống kém lành mạnh là nguyên nhân gây T* vong lớn hơn cả việc hút Thu*c lá, thậm chí nó liên quan đến 1/5 cái ch*t trên khắp thế giới. Tim mạch, tiểu đường, ung thư... đều là những căn bệnh mãn tính có thể xuất phát từ những thói quen ăn uống không tốt, do đó điều chúng ta cần làm là loại trừ các kiểu ăn uống tồi tệ ra khỏi cuộc sống.
Dưới đây là 2 kiểu ăn uống được mệnh danh là "kẻ Gi*t người vô hình" trong mâm cơm, đáng tiếc là 90% người Việt đều mắc phải.
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho thấy: Trung bình một người Việt Nam trưởng thành tiêu thụ tới 9,4g muối mỗi ngày, gần gấp đôi so với khuyến nghị của WHO là 5g muối một ngày.
Một phần lượng muối đến từ thói quen nêm nếm đồ ăn mặn của người Việt, phần khác xuất phát từ vô vàn các loại gia vị mà chúng ta quen dùng để chấm trong mâm cơm như là nước mắm, muối, bột canh, tương ớt, mắm tôm... Không những vậy, muối còn có trong các thực phẩm chế biến sẵn và cả trong thực phẩm tự nhiên.
Chế độ ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp và các bệnh tim mạch có liên quan, đặc biệt là đột quỵ và nhồi máu cơ tim. Ăn mặn sẽ làm tăng cường độ làm việc của hệ thống tim mạch, thận và tiết niệu nên sớm dẫn tới suy giảm chức năng hoạt động của các hệ cơ quan này như suy tim, suy thận. Đối với những người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm bệnh tiến triển nhanh hơn.
Không những vậy, ăn thừa muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng, tăng nguy cơ ung thư dạ dày do phá hủy lớp màng bảo vệ niêm mạc dạ dày và tăng sự phát triển của vi khuẩn Helicobacter pylori.
Như vậy rõ ràng là ăn thừa muối (natri) sẽ gây nhiều hậu quả có hại cho nội tạng và chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến tuổi thọ. Việc ăn nhạt được các chuyên gia về sức khỏe khuyến khích
So với các nước phương Tây, chế độ ăn của người Việt thường tập trung vào cơm, bún, phở chứ không chú trọng bổ sung trái cây nhiều.
Một số người cho rằng trái cây chứa nhiều đường, sau khi ăn sẽ bị tăng cân và tăng đường huyết nên rất ít ăn trái cây hoặc hoàn toàn không bao giờ ăn.
Thực tế là trái cây rất giàu vitamin, khoáng chất và chất xơ, là nguồn dinh dưỡng thực vật quan trọng và cũng đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể con người. Đặc biệt, trái cây có chứa phytonutrients. Đây là chất chống oxy hóa, điều hòa miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính (bảo vệ hệ tim mạch), chống viêm, chống vi trùng, điều hòa lipid máu và đường huyết, bảo vệ thị lực.
Nghiên cứu cho thấy việc tăng cường tiêu thụ thực phẩm từ thực vật có lợi cho tim, xương, não, cơ và khớp, sự trao đổi chất, mắt, cơ quan nội tạng, hệ miễn dịch...
Thống kê của WHO cho thấy trong năm 2017, 2 triệu ca T* vong trên toàn thế giới liên quan đến việc ăn không đủ trái cây.
Theo khuyến cáo của WHO: Ăn ít nhất 400 gam rau quả hàng ngày để giảm nguy cơ mắc các bệnh chuyển hóa và tăng mức tiêu thụ chất xơ. Để tăng được lượng tiêu thụ rau quả, chúng ta nên: Bữa ăn nào cũng có rau. Ăn quả tươi và rau củ quả sống thay cho thức ăn vặt. Ăn rau quả theo mùa (mùa nào thức nấy). Ăn đa dạng nhiều loại rau quả.
Chủ đề liên quan:
Chế độ ăn ít trái cây Chế độ ăn quá nhiều natri hậu quả khi ăn mặn kẻ giết người vô hình trong mâm cơm người Việt ăn mặn rút ngắn tuổi thọ sai lầm trong ăn uống sai lầm trong ăn uống gây sỏi thận thói quen ăn uống của người Việt thực phẩm rút ngắn tuổi thọ tuổi thọ