Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

2 loại thực phẩm không nên anh kèm với quả dứa vì bị ngộ độc thực phẩm

Dứa vốn là loại trái cây được nhiều người yêu thích bởi vị chua ngọt và cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, có 2 loại thực phẩm cấm kị, tuyệt đối đừng nên ăn trước, trong và sau khi ăn dứa, nếu không sẽ bị ngộ độc.

Là loại quả có quanh năm, lại mang hương vị chua ngọt vô cùng hấp dẫn nên dứa được mọi người rất ưa chuộng sử dụng, bất kể là nấu nướng thành các món ăn trong bưa cơm gia đình hay ăn sống, ăn chơi như một loại trái cây. Nó không chỉ ngon mà còn mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi dứa cung cấp rất nhiều loại dưỡng chất khác nhau cho cơ thể con người.

Trong đó, phải kể đến 2 lợi ích chính của dứa dưới đây.

- Giảm béo, giảm cân:

Dứa rất giàu cellulose (chất xơ) giúp cho nhu động đường tiêu hóa của chúng ta tốt hơn, đồng thời có thể hấp thụ chất béo trong ruột. ngoài ra, nước dứa còn thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất béo hiệu quả, vì vậy ăn thường xuyên có thể có tác dụng giảm cân. tuy nhiên, nên lưu ý rằng không nên ăn dứa lúc đói, điều này có thể ảnh hưởng lớn hơn đến ruột và dạ dày do hàm lượng axit lớn bên trong nó.

- Nâng cao khả năng miễn dịch:

Vào mùa này, ban ngày nhiệt độ sẽ cao hơn nhưng ban đêm nhiệt độ sẽ giảm xuống rất nhiều, vì vậy bạn phải chú ý giữ ấm cơ thể để tránh một số bệnh cảm gió do chênh lệch nhiệt độ quá nhiều. mọi người đều cần nâng cao khả năng miễn dịch, khi khả năng miễn dịch được cải thiện thì thể chất sẽ tự nhiên tăng lên.

Thực tế, nhiều chất dinh dưỡng có trong dứa có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch của chúng ta, vì vậy nó có thể giúp tránh được các bệnh cảm và sốt, nâng cao sức đề kháng của con người.

Dứa ăn tốt là vậy nhưng có 2 loại thực phẩm đại kị, tuyệt đối đừng nên ăn cùng với dứa.

1. Sữa

Theo ts. bs. hoàng minh đức, bệnh viện hữu nghị việt đức, một trong các nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm ở con người xuất phát từ nguồn độc tố mà bản thân thực phẩm tạo ra. độc tố có thể không đến từ chỉ 1 loại thực phẩm mà là sự cộng gộp của 2 loại thức ăn, nguồn gốc chính thường 1 bên là các thực phẩm rau củ quả có nhiều axit, chẳng hạn như axit malic, axit caprylic, thậm chí là axit ascorbic (vitamin c)... bên còn lại là thịt, trứng và cá, chứa nhiều protein.

Ở đây, dứa là loại thực phẩm thuộc nhóm rau củ quả chứa nhiều axit, mà cụ thể là vitamin c hay axit ascorbic. trong khi đó, sữa lại là loại thực phẩm chứa nhiều protein. nếu ăn riêng lẻ 2 món này thì rất bổ dưỡng nhưng ăn chung, lượng axit ascorbic và protein lớn trong chúng sẽ gặp nhau và phản ứng trong cơ thể, gây kích ứng dạ dày và ruột, tạo ra các triệu chứng của ngộ độc thực phẩm nhẹ như đau bụng, tiêu chảy, trường hợp nặng có thể gây ngộ độc thực phẩm nặng.

2. Xoài

Xoài cũng là một loại trái cây được nhiều người ưa thích. tuy nhiên, cả xoài và dứa đều là những loại thực phẩm dễ gây dị ứng, ăn một mình thì không sao nhưng ăn "2 mình" là có chuyện.

Khi ăn chúng cùng lúc, nguy cơ dị ứng của cơ thể tăng lên gấp đôi, điều này đặc biệt nghiêm trọng với những người dễ bị dị ứng càng phải tránh dùng. một khi bị dị ứng thì bạn không chỉ bị nổi mụn nước, mẩn ngứa mà còn có thể bị ngộ độc thực phẩm.

Nguồn tham khảo: Aboluowang, Healthline. Ảnh: Pinterest

Chang

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/2-loai-thuc-pham-khong-nen-anh-kem-voi-qua-dua-vi-bi-ngo-doc-thuc-pham-22020161095717204.htm)

Tin cùng nội dung

  • Bên cạnh các biện pháp thông thường như tránh để trẻ đến nơi đông người, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, đeo khẩu trang mỗi khi ra đường v.v, để phòng sởi hiệu quả, các mẹ cần chú ý tới chế độ ăn của bé sao cho vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa giúp tăng cường hệ miễn dịch.
  • Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
  • Mùa hè với tiết trời nắng nóng, oi bức, là điều kiện thuận lợi để gây ra các bệnh của đường tiêu hóa, trong đó bệnh kiết lỵ là thường gặp nhất. Đông y có những bài Thuốc hay để điều trị chứng bệnh này.
  • Có rất nhiều lý do khiến cho nhiều người phải làm việc ban đêm. Tuy nhiên, làm việc thường xuyên về đêm khiến cơ thể mệt mỏi, dễ bị lão hóa sớm, khả năng miễn dịch giảm, da thô ráp, mắt kém và nhiều triệu chứng xấu khác.
  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY