Lưu ý khi nấu cơm
Thời tiết nóng bức khiến cơm rất dễ bị ôi thịu. Vì vậy, ngay từ khâu nấu cơm đến bảo quản bạn đều phải chú ý.
Nên vo gạo ở giá hoặc bát riêng. Không trực tiếp vo trong nồi để gạn bỏ hết bụi bẩn trước khi nấu cơm. Trước khi nấu, hãy rửa sạch nồi để loại bỏ hết vi khuẩn và bụi bẩn.
Ảnh minh họa.Bỏ muối vào cơm
Đây là một mẹo dân gian giúp bỏa quản cơm được người xưa thường xuyên áp dụng. Khi nấu cơm, bạn hãy bỏ một nhúm muối để tăng hương vị cũng như kéo dài thời gian bảo quản cơm.
Muối có khả năng ức chế các vi sinh vật khiến cơm lâu bị ôi thiu hơn. Ngoài ra, muối còn làm giảm các ảnh hưởng của enzyme gây hư hỏng cơm.
Ngoài ra, bạn có thể sử dụng giấm ăn với tỷ lệ 2ml giấm : 1,5 kg gạo để thay cho muối, giúp cơm lâu hỏng hơn.
Để cơm bóng mượt và thơm ngon, bạn có thể thêm một thìa dầu ăn, dầu dừa hoặc dầu mè vào nồi trước khi cắm cơm.
Dùng chế độ giữ nhiệt của nồi cơm điện
Trong trường hợp bạn nấu cơm quá sớm và chưa sử dụng ngày, hãy để cơm trong nồi cơm điện và dùng chế độ giữ ấm (Warm).
Đây chỉ là phương pháp tạm thời và không nên để lâu quá 5 tiếng. Cơm cắm quá lâu sẽ không còn ngon.
Bảo quản bằng tủ lạnh
Đây là phương pháp phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, trước khi bỏ cơm thừa vào tủ lạnh, bạn cần biết một số lưu ý.
Cơm thừa nên vét ra bát hoặc hộp, để nguội rồi bọc kín/đậy nắp hồi rồi mới cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Với nhiệt độ thấp, tủ lạnh có thể làm chậm quá trình sinh sản vi khuẩn khiến cơm bị hỏng. Khi muốn sử dụng, bạn chỉ cần lấy cơm ra hâm nóng là được.
Lưu ý, tuyệt đối không được để cơm chung với thức ăn. Không dùng thìa, đũa gắp thức ăn để đảo và xới cơm. Cơm bị dính thức ăn sẽ tạo điều kiện cho các vi sinh vật có hại sinh sôi và phát triển nhanh hơn.
Theo Khỏe & Đẹp
Link bài gốc Lấy link
http://www.khoevadep.com.vn/3-cach-bao-quan-com-thua-khong-bi-oi-thiu-trong-mua-he-d323904.htmlTheo Khỏe & Đẹp