Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 cách đơn giản để điều trị chứng tê chân tay tại nhà

Tê chân, tê tay có thể do nhiều nguyên nhân. Đây cũng là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang gặp một số vấn đề.

Nguyên nhân tê chân tay

Tê chân tay do bệnh tiểu đường, mỡ máu cao

Bệnh tiểu đường, mỡ máu cao, xơ vữa động mạnh có thể gây ra tình trạng rối loạn chuyển hóa và làm nảy sinh hiện tượng tê chân tay. Nếu mắc một trong những bệnh nói trên, bạn sẽ thấy hiện tượng mất dần cảm giác ở các chi. Bệnh càng nặng thì cảm giác tê càng nhiều, thậm chí có thể dẫn tới teo cơ.

Tê chân tay do thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng

Khi mắc các bệnh lý nói trên, dây thần kinh và rễ thần kinh bị chèn ép gây ra hiện tượng tê chân tay. Với bệnh thoái hóa và thoát vị đĩa đệm đốt sóng cổ, bạn có thể cảm thấy tê dọc cánh tay kèm theo hiệng tượng đau, mỏi cổ, vai gáy. Trong khi đó, thoái hóa và thoát vị đĩa đệm cột sống lưng sẽ gây ra tê bại kèm đau mỏi vùng mông, chạy dọc xuống chân.

Ảnh minh họa. Tê tay do hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay khiến các ngón tay bị tê trừ ngón út. Tình trạng đau sẽ tăng lên khi lái xe. Có khi đau nhức cổ tay về đêm.

Tê chân tay do thiếu dinh dưỡng

Thiếu vitamin B1, B12acid folic, canxi, kali… cũng có thể gây ra tình trạng tê chân tay. Bệnh này hay gặp ở người gầy yếu, thể lực suy kém, phụ nữ mang thai, người già, trẻ em kém ăn.

Tê chân tay do nhiễm độc

Nhiễm độc tạch tín, thủy ngân, viêm thần kinh do uống rượu, sử dụng M* t*y và nhiễm trùng mạn có thể gây ra tê chân tay.

Cáchxử trí khi bị tê chân tay

Vận động thường xuyên

Tăng cường vận động thể dục thể theo, mỗi ngày vận động khoảng 30 phút với các bộ môn như đi bộ, yoga, dưỡng sinh... có thể giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị chứng tê chân tay.

Không ngồi quá lâu

Bạn nên đứng lên đi lại thư giãn 5-10 phút sau khi ngồi làm việc 1-2 tiếng. cách này giúp giảm mệt mỏi, tê chân tay và tốt cho mắt.

Chế độ dinh dưỡng cân bằng

Bổ sung đủ các loại thực phẩm như rau xanh, thịt cá, trái cây... là cách cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cơ thể, phòng ngừa nhiều loại bệnh. Ngoài ra, loại bỏ những thực phẩm không tốt cho cơ thể như rượu bia, đồ ngọt... cũng là cách giảm nguy cơ mắc bệnh.

Trong trường hợp tê chân tay kéo dài, gây đau đớn và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác và có phương pháp điều trị thích hợp.

Theo Khỏe & Đẹp

Link bài gốc Lấy link

http://www.khoevadep.com.vn/3-cach-don-gian-de-dieu-tri-chung-te-chan-tay-tai-nha-d301542.html

Theo Khỏe & Đẹp

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-cach-don-gian-de-dieu-tri-chung-te-chan-tay-tai-nha/20210120034833071)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Ung thư và quá trình điều trị ung thư sẽ làm thay đổi khẩu vị. Nên chọn các thực phẩm giàu đạm và trình bày đẹp mắt để giúp cho khẩu vị ngon hơn
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY