Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

3 cách tự giúp bản thân tránh trầm cảm sau sinh

Nhiều chị em sau khi sinh con xong thường rơi vào khủng hoảng tâm lí, nhẹ thì stress, nặng thì trầm cảm, bế tắc. Vậy làm cách nào để phòng ngừa trước khi quá muộn.

Tiến sĩ tâm lý phan thị huyền trân cho biết, tâm lý chung của phụ nữ sau sinh là thấy thân hình mình mập, không còn đẹp như xưa nên ức chế, kém tự tin. thêm phải thức khuya chăm con, con khóc, con quấy và bản thân suy kiệt nội tiết tố sau sinh nên nhìn đâu cũng áp lực và sợ hãi.

Lời khuyên của chuyên gia dành cho các mẹ thật đơn giản, hãy áp dụng để cải thiện tâm trạng nhé!

1. Tìm người giúp việc

Nếu có khả năng, hãy tìm người giúp đỡ. có thể là người giúp việc để phụ bạn việc nhà, và mẹ bạn hoặc mẹ chồng để phụ bạn chăm cháu. hãy nhờ sự giúp đỡ, để cảm thấy được chia sẻ và chính bạn có thời gian để cho mình hồi phục.

2. chăm sóc bản thân

Ảnh minh hoạ.

Lên lịch đi spa, xông hơi giảm cân, tập thể dục. Ăn nhiều các loại đậu để cân bằng nội tiết tố. Lên kế hoạch làm đẹp và chăm chút cho mình. Bởi khi đó bạn sẽ tự tin và thoải mái, và điều đó tốt cả cho con bạn.

Bạn có biết khi mẹ stress hoặc trầm cảm, mẹ sẽ tiết ra những độc tố vào sữa và ảnh hưởng đến cả tâm lý con mình sau này?

3. quay trở về cuộc sống bình thường càng sớm càng tốt

Quay trở lại sinh hoạt vợ chồng, đi làm lại, đặt ra những mục tiêu để học hỏi nâng cao kiến thức, nhờ đó, bạn cảm thấy mình có giá trị và không bị tù túng khi suốt ngày quây quanh bởi 4 bức tường phòng ngủ với tã, sữa, tiếng khóc trẻ con...

Các mẹ bỉm sữa hãy nhìn vào mặt tích cực của cuộc sống. bạn có biết rằng bạn vừa hoàn thành xuất sắc thiên chức sinh con?! khi có đứa con, bạn có một món quà từ thượng đế. đứa con chính là động lực giúp bạn mạnh mẽ hơn, trưởng thành hơn và đón nhận nhiều trải nghiệm tuyệt vời sắp tới.

Các bạn hãy nhớ, bạn không một mình! Bạn có thể vừa trở thành một người mẹ tuyệt vời, vừa là một phụ nữ xinh đẹp hạnh phúc.

Theo Thủy Linh/Giáo dục & Thời đại

Link bài gốc Lấy link

https://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/3-cach-tu-giup-ban-than-tranh-tram-cam-sau-sinh-oJZcyqvng.html

Theo Thủy Linh/Giáo dục & Thời đại

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/3-cach-tu-giup-ban-than-tranh-tram-cam-sau-sinh/20211207045642148)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Người nhà tôi không may mới bị T*i n*n giao thông, phải nằm viện khoảng 2 tuần. Vợ chồng tôi thì bận đi làm, công việc cuối năm rất nhiều. Suy đi tính lại, tôi thấy phải thuê người chăm sóc mẹ là giải pháp tốt nhất lúc này (mặc dù biết là tự tay mình chăm sóc vẫn tốt hơn). Nhờ các bác sĩ chỉ giúp nơi nào có dịch vụ chăm sóc người bệnh? Tôi muốn tìm một người cẩn thận và nhiệt tình. Mong câu trả lời từ mangyte.vn! (Nhật Tân - nguyennhat…@yahoo.com)
  • Rối loạn trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến nhất tại Mỹ. Hàng năm khoảng 6.7% người Mỹ thường mắc bệnh này. Phụ nữ có khả năng bị trầm cảm hơn 70% so với nam giới trong suốt cuộc đời.
  • Các liệu pháp dinh dưỡng giúp bệnh nhân ung thư cải thiện, duy trì chất lượng cuộc sống và tăng khả năng hồi phục bệnh.
  • Việc ăn uống bằng miệng luôn là tốt nhất nếu có thể. Tuy nhiên, một số bệnh nhân có thể không có đủ dinh dưỡng qua đường miệng vì các vấn đề liên quan đến bệnh ung thư hoặc việc điều trị ung thư. Một số loại Thu*c giúp tăng cảm giác thèm ăn có thể được sử dụng.
  • Theo ghi nhận của Hiệp hội về Lão hóa, khoảng hai phần ba những người chăm sóc bệnh nhân vẫn phải làm việc bên ngoài. Hãy cân bằng giữa công việc và việc chăm sóc bệnh nhân.
  • Nếu người thân của bạn vẫn còn trong giai đoạn đầu của bệnh sa sút trí tuệ, có thể họ chưa cần nhiều sự chăm sóc. Điều tốt nhất bạn có thể làm ở giai đoạn này là tìm hiểu về bệnh sa sút trí tuệ.
  • Sau sinh luôn là khoảng thời gian vô cùng khó khăn đối với phụ nữ. Ngoài việc chăm sóc chu đáo cho gia đình, con cái, họ còn phải đối mặt với nguy cơ cao mắc chứng trầm cảm. Vậy làm thế nào để vượt qua giai đoạn này?
  • Răng của trẻ bắt đầu phát triển dưới nướu trước cả khi chúng ta có thể nhìn thấy. Khoảng 6 tháng sau khi trẻ sinh ra, bạn có thể nhìn thấy chiếc răng đầu tiên. Đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những nụ cười sẽ đi theo suốt cả đời người.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY